Thứ bảy, 23/11/2024, 18:41:57 PM (GMT+7)

“Vàng tặc” đại náo thượng nguồn sông Bến Hải

(10:41:59 AM 22/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Các cấp chính quyền từ xã cho đến huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đều cho rằng, “vàng tặc” dùng nhiều phương tiện khai thác như máy múc, máy ủi, máy đập… đang cày nát đầu nguồn sông Bến Hải (dòng sông lịch sử) . Đây là đoạn chảy qua xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân. Tuy nhiên chính quyền vẫn chưa thể ngăn chặn được với nhiều lý do, đặc biệt… “vàng tặc” có nội gián.

Những cổ máy múc hiện đại của “vàng tặc” đang băm nát thường nguồn sông Bến Hải để tìm vàng ở địa bàn xã Vĩnh Ô huyện Vĩnh Linh- Quảng Trị.

Băm nát đầu nguồn sông lịch sử

 

Sau nhiều giờ đồng hồ đi bộ, PV đã vượt qua rất nhiều chặng đường khó khăn, bắt gặp nhiều trạm “cảnh giới” của các đội quân vàng tặc. Các bãi vàng như những “đại công trường” ở thượng nguồn dòng Bến Hải đã phơi bày nạn đào đãi vàng trái phép đang diễn ra như chốn không người.

 

Tại hiện trường, hàng chục máy múc đang thi nhau đào xới dòng sông. Hậu quả để lại là những vực sâu hắm, những khối đá trơ trọi được móc giữa sông lên chất thành núi cao. Hàng chục máy đập đá, máy bơm nước chạy ầm ầm khiến núi rừng rung chuyển. Dòng nước sông Bến Hải bị ô nhiễm với một màu đục bao quanh, bốc mùi hôi thối do vàng tặc thải a xít, thủy ngân dùng để lọc vàng thải xuống sông.

 

“Ông Hồ Côn - Phó công an xã Vĩnh Hà cho biết: “gần 2 năm vàng tặc đã làm cho động vật, chim muông, cây rừng chết rụi, cá tôm dưới sông biến mất vì nhiễm hóa chất. Tình trạng khai thác vàng ồ ạt này mà kéo dài chắc dân bản không còn đất canh tác mà sinh sống”.

 

Nạn đào đãi vàng trái phép trên không những gây ảnh hưởng đến đời sống người dân của vùng thượng nguồn sông Bến Hải mà còn đe dọa và gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của hạ nguồn con sông này. Hàng ngàn người dân thôn một năm, mười một phản ánh đến lãnh đạo UBND thị trấn Bến Quan, lãnh đạo nhà máy nước huyện Vĩnh Linh trong sự bức xúc tột độ. Họ đề nghị có biện pháp để ngăn chặn nạn khai thác vàng trái phép đang gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nơi họ đang sống.

 

Bên cạnh đó, địa bàn xã Hướng Phùng thuộc huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị cũng đang từng ngày gồng mình chống chọi với vàng tặc. Các con sông ở đây trơ đáy, khu vực xung quanh ô nhiễm nặng vì chất thải hóa chất và nạn phá rừng, nổ mìn để tìm đất đãi vàng khiến những cánh rừng trơ trọi.

 

“Vàng tặc” có nội gián?

 

Trao đổi về vấn đề khai thác vàng tại thượng nguồn sông Bến Hải, ông Hồ Văn Dĩa - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hà cho biết: “toàn bộ xã có 9 thôn bản, việc đào đãi vàng trái phép đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến 5 thôn bản với 1.200 người dân sông hai bên đầu nguôn dòng sông này. Chúng tôi đã báo cáo tình trạng khai thác vàng trái phép này lên lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Linh để có phương án đẩy đuổi vàng tặc song hiện vẫn chưa thể làm được. Sở dĩ như vậy là có nhiều lý do. Thứ nhất do lực lượng cán bộ chức năng tại chỗ quá ít, trong khi đó các điểm khai thác vàng trên địa bàn rất nhiều. Có điểm phải mất mấy ngày đi bộ đường rừng mới tới được. Thứ hai là do kinh phí quá ít để điều cán bộ đi thực hiện việc đẩy đuổi vàng tặc trên”.

 

“Việc khai thác vàng ở xã Vĩnh Hà cũng như xã Vĩnh Ô chưa có một đơn vị nào có giấy phép. Các đơn vị khai thác vàng trên chủ yếu là con em ở địa phương khác đến làm còn dân bản rất ít, ông Võ Văn Sanh -Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Hà cho hay.

 

Trước những diễn biến phức tạp của nạn khai thác vàng trái phép, ông Sanh cũng đã chỉ đạo các cấp chính quyền xã Vĩnh Hà lên phương án. Đồng thời cùng  các lãnh đạo huyện thực hiện việc đẩy đuổi, truy quét vàng tặc với quy mô lớn nhằm trả lại môi trường sống cho bà con dân bản và ngươi dân vùng lân cận.

 

Ông Vũ Văn Phong - Chánh văn phòng UBND huyện Vĩnh Linh cho biết: UBND huyện đã chỉ đạo công an tiến hành nhiều đợt truy quét bí mật trước đây. Tuy nhiên các đợt truy quét ấy đều bị thất bại. Các phương án triển khai truy quét vàng tặc vừa triển khai thì các chủ vàng đã kịp thời có phương án lẫn trốn. Chúng tôi cũng đã quan tâm đến vấn đề có nội gián dẫn đến lộ thông tin. Vì thế chúng tôi nhiều lần đã tiến hành thu điện thoại của những người trong đội truy quét trước khi tổ chức đẩy đuổi nhưng vẫn không đem lại hiệu quả.

 

Ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh cho biết: UBND huyện Vĩnh Linh cũng đã xin ý kiến của UBND tỉnh Quảng Trị cho lực lượng phối hợp và sẽ triển khai các biện pháp nghiệp vụ để đẩy đuổi vàng tặc. Tuy nhiên, trước mắt sẽ vận động bà con dân bản ở các vùng thượng nguồn sông Bến Hải trực tiếp đấu tranh với “vàng tặc” để có thể giữ đất, giữ rừng một cách có hiệu quả.

 

Ngày 19/11, nguồn tin của “Tin môi trường” cho hay, hiện các đối tượng đầu nậu “vàng tặc” tại đầu nguồn sông Bến Hải thường xuyên có quan hệ mật thiết với lực lượng chức năng. Sau mỗi đợt khai thác vàng có hiệu quả là các đầu nậu vàng trên thường mời các lực lượng chức năng tỉnh này ăn nhậu.

Dưới đây là một số hình ảnh PV đã ghi lại

 “Vàng tặc” xâm hại đến đất đai trồng cây cao su ở thượng nguồn sông Bến Hải ở địa bàn xã Vĩnh Hà huyện Vĩnh Linh- Quảng Trị.

Võ Linh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: “Vàng tặc” đại náo thượng nguồn sông Bến Hải

  • Họ và tên (11:48:11 AM 22/11/2011)Tiêu đề

    Cứ như thế này thì người dân khốn khổ vì nguồn nước sinh hoạt thôi. Cần sự can thiệp nhanh để trừng trị bọn khai thác vàng trái phép này.

  • phong (12:34:59 PM 22/11/2011)qua hay

    Quá hay. Tin môi trưòng cần viết mạnh hơn về vấn đề này.

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Vàng tặc” đại náo thượng nguồn sông Bến Hải

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI