Thứ ba, 26/11/2024, 22:24:54 PM (GMT+7)

Quy định công nhận túi nilon thân thiện môi trường sản xuất tại Việt Nam

(15:49:25 PM 17/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Vừa qua, tại TP.Hồ Chí Minh, Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội thảo tham vấn góp ý “Thông tư quy định công nhận túi ni lông (túi nhựa) thân thiện với môi trường sản xuất tại Việt Nam”. Phó Tổng cục trưởng Hoàng Dương Tùng tới dự và chủ trì hội thảo.

​Hội thảo tham vấn góp ý “Thông tư quy định công nhận túi ni lông (túi nhựa) thân thiện với môi trường sản xuất tại Việt Nam”.

 

Tham dự gồm có đại diện Bộ Tài chính, Bộ TN&MT, các Sở TNMT, Sở Công Thương, Sở Tài Chính, Sở Khoa học – Công nghệ TP.Hồ Chí Minh, đại diện Hiệp hội Nhựa VN và Hiệp hội Nhựa TP HCM, các cơ sở sản xuất túi ni lông thân thiện với môi trường, các cơ sở sản xuất phụ gia; các chuyên gia về sản xuất nhựa, polymer, môi trường,…
Đây cũng một là sự kiện quan trọng mà doanh nghiệp sản xuất túi nilon chờ đợi nhiều tháng qua kể từ khi áp dụng thuế Tài nguyên môi trường ngày 01/01/2012.

 

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Dương Tùng cho biết nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường, cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế bảo vệ môi trường và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012; trong đó, quy định một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người phải chịu thuế môi trường (Điều 112, Luật Bảo vệ môi trường 2005), túi ni lông là một trong những sản phẩm phải chịu mức thuế cao.

 

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường. Qua đó, cho thấy sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong nỗ lực hạn chế, giảm thiểu các vấn đề môi trường bức xúc do sử dụng và thải bỏ loại bao bì khó phân hủy này.

 

Bộ TN&MT xây dựng thông tư trên nhằm công nhận các mặt hàng túi  ni lông thân thiện với môi trường và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất bao bì chuyển đổi cơ cấu đầu tư vào sản xuất túi thân thiện môi trường sản xuất tại Việt Nam.

 

Phó Tổng cục trưởng cũng đề nghị các nhà quản lý, các nhà khoa học, các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất bao bì đóng góp nhiều ý kiến tại hội thảo để Tổng cục Môi trường bổ sung, hoàn thiện và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất cũng như công tác quản lý cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương.

 

Tại hội thảo, Hiệp hội nhựa TP.HCM đã kiến nghị thêm với Bộ TN&MT cần có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức sản xuất túi nilon thân thiện mội trường tại Việt Nam với 3 công nghệ mới bao gồm sử dụng nguyên liệu phân hủy hoặc nguyên liệu nano phối kết với nguyên liệu nhựa chín (hóa thạch); sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên thân thiện với môi trường Cellulo (các loại cây, vỏ cây), Bắp và hạt tương đương, Trái cọ, Khoai mì… trong khi các thiết bị máy móc không cần phải thay đổi.

 

Bên cạnh đó, Hiệp hội nhựa TP.HCM cũng kiến nghị Nhà nước dành số tiền nộp thuế bảo vệ môi trường trên sản phẩm túi nilon tập trung đầu tư và tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường,các doanh nghiệp, nhà đầu tư sản xuất nguyên liệu thân thiện môi trường. 

 

Hiện nay, túi ni lông đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là trong các hoạt động thương mại dân sinh. Với ưu điểm tiện dụng, khá bền và giá thành thấp, túi nhựa, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ các siêu thị, trung tâm thương mại đến các khu chợ buôn bán nhỏ lẻ. Do đó, số lượng túi ni lông được sử dụng và thải ra môi trường ngày một gia tăng; gây ô nhiễm môi trường nặng nề; trở thành một vấn đề môi trường “bức xúc”.

Nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi ni lông khó phân hủy, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi ni lông khó phân hủy đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa kỳ, Thụy Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…; ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi ni lông khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi, như Uganda, Kenya, Tanzania... cũng có những động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi ni lông nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.

 

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước, các cộng đồng xã hội đã và đang quan tâm tới vấn đề chất thải túi nilon với nhiều giải pháp được đưa ra áp dụng bao gồm cả các giải pháp hành chính cũng như các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức  như tổ chức các chiến dịch truyền thông “nói không với túi ni lông”, “ngày không túi ni lông”, “ngày hội tái chế chất thải” bao gồm cả tái chế túi ni lông… hoặc việc khuyến khích áp dụng các giải pháp sản xuất túi nhựa tự phân hủy sinh học, túi thân thiện với môi trường ở một số doanh nghiệp,… nhằm hạn chế tác động tiêu cực của loại rác thải này tới môi trường.Hiện nay, túi ni lông đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là trong các hoạt động thương mại dân sinh. Với ưu điểm tiện dụng, khá bền và giá thành thấp, túi nhựa, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ các siêu thị, trung tâm thương mại đến các khu chợ buôn bán nhỏ lẻ. Do đó, số lượng túi ni lông được sử dụng và thải ra môi trường ngày một gia tăng; gây ô nhiễm môi trường nặng nề; trở thành một vấn đề môi trường “bức xúc”.

 

Nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi ni lông khó phân hủy, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi ni lông khó phân hủy đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa kỳ, Thụy Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…; ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi ni lông khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi, như Uganda, Kenya, Tanzania... cũng có những động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi ni lông nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.

 

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước, các cộng đồng xã hội đã và đang quan tâm tới vấn đề chất thải túi nilon với nhiều giải pháp được đưa ra áp dụng bao gồm cả các giải pháp hành chính cũng như các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức  như tổ chức các chiến dịch truyền thông “nói không với túi ni lông”, “ngày không túi ni lông”, “ngày hội tái chế chất thải” bao gồm cả tái chế túi ni lông… hoặc việc khuyến khích áp dụng các giải pháp sản xuất túi nhựa tự phân hủy sinh học, túi thân thiện với môi trường ở một số doanh nghiệp,… nhằm hạn chế tác động tiêu cực của loại rác thải này tới môi trường.

CT (Theo Cục KSON)
Từ khóa liên quan: môi trường, túi nilon, hội thảo
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quy định công nhận túi nilon thân thiện môi trường sản xuất tại Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI