Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Hội thảo tham vấn góp ý “Thông tư quy định công nhận túi ni lông (túi nhựa) thân thiện với môi trường sản xuất tại Việt Nam”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Dương Tùng cho biết nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường, cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế bảo vệ môi trường và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012; trong đó, quy định một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người phải chịu thuế môi trường (Điều 112, Luật Bảo vệ môi trường 2005), túi ni lông là một trong những sản phẩm phải chịu mức thuế cao.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường. Qua đó, cho thấy sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong nỗ lực hạn chế, giảm thiểu các vấn đề môi trường bức xúc do sử dụng và thải bỏ loại bao bì khó phân hủy này.
Bộ TN&MT xây dựng thông tư trên nhằm công nhận các mặt hàng túi ni lông thân thiện với môi trường và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất bao bì chuyển đổi cơ cấu đầu tư vào sản xuất túi thân thiện môi trường sản xuất tại Việt Nam.
Phó Tổng cục trưởng cũng đề nghị các nhà quản lý, các nhà khoa học, các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất bao bì đóng góp nhiều ý kiến tại hội thảo để Tổng cục Môi trường bổ sung, hoàn thiện và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất cũng như công tác quản lý cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương.
Tại hội thảo, Hiệp hội nhựa TP.HCM đã kiến nghị thêm với Bộ TN&MT cần có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức sản xuất túi nilon thân thiện mội trường tại Việt Nam với 3 công nghệ mới bao gồm sử dụng nguyên liệu phân hủy hoặc nguyên liệu nano phối kết với nguyên liệu nhựa chín (hóa thạch); sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên thân thiện với môi trường Cellulo (các loại cây, vỏ cây), Bắp và hạt tương đương, Trái cọ, Khoai mì… trong khi các thiết bị máy móc không cần phải thay đổi.
Bên cạnh đó, Hiệp hội nhựa TP.HCM cũng kiến nghị Nhà nước dành số tiền nộp thuế bảo vệ môi trường trên sản phẩm túi nilon tập trung đầu tư và tài trợ cho các dự án bảo vệ môi trường,các doanh nghiệp, nhà đầu tư sản xuất nguyên liệu thân thiện môi trường.
Hiện nay, túi ni lông đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là trong các hoạt động thương mại dân sinh. Với ưu điểm tiện dụng, khá bền và giá thành thấp, túi nhựa, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ các siêu thị, trung tâm thương mại đến các khu chợ buôn bán nhỏ lẻ. Do đó, số lượng túi ni lông được sử dụng và thải ra môi trường ngày một gia tăng; gây ô nhiễm môi trường nặng nề; trở thành một vấn đề môi trường “bức xúc”.
Nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi ni lông khó phân hủy, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi ni lông khó phân hủy đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa kỳ, Thụy Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…; ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi ni lông khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi, như Uganda, Kenya, Tanzania... cũng có những động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi ni lông nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước, các cộng đồng xã hội đã và đang quan tâm tới vấn đề chất thải túi nilon với nhiều giải pháp được đưa ra áp dụng bao gồm cả các giải pháp hành chính cũng như các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức như tổ chức các chiến dịch truyền thông “nói không với túi ni lông”, “ngày không túi ni lông”, “ngày hội tái chế chất thải” bao gồm cả tái chế túi ni lông… hoặc việc khuyến khích áp dụng các giải pháp sản xuất túi nhựa tự phân hủy sinh học, túi thân thiện với môi trường ở một số doanh nghiệp,… nhằm hạn chế tác động tiêu cực của loại rác thải này tới môi trường.Hiện nay, túi ni lông đã trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng, đặc biệt là trong các hoạt động thương mại dân sinh. Với ưu điểm tiện dụng, khá bền và giá thành thấp, túi nhựa, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ các siêu thị, trung tâm thương mại đến các khu chợ buôn bán nhỏ lẻ. Do đó, số lượng túi ni lông được sử dụng và thải ra môi trường ngày một gia tăng; gây ô nhiễm môi trường nặng nề; trở thành một vấn đề môi trường “bức xúc”.
Nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi ni lông khó phân hủy, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi ni lông khó phân hủy đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa kỳ, Thụy Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…; ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi ni lông khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi ni lông hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi, như Uganda, Kenya, Tanzania... cũng có những động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi ni lông nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước, các cộng đồng xã hội đã và đang quan tâm tới vấn đề chất thải túi nilon với nhiều giải pháp được đưa ra áp dụng bao gồm cả các giải pháp hành chính cũng như các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức như tổ chức các chiến dịch truyền thông “nói không với túi ni lông”, “ngày không túi ni lông”, “ngày hội tái chế chất thải” bao gồm cả tái chế túi ni lông… hoặc việc khuyến khích áp dụng các giải pháp sản xuất túi nhựa tự phân hủy sinh học, túi thân thiện với môi trường ở một số doanh nghiệp,… nhằm hạn chế tác động tiêu cực của loại rác thải này tới môi trường.