Môi trường
Ô nhiễm không khí làm tăng lưu lượng nước sông
(15:25:19 PM 11/10/2014)Bài báo chứng minh loại ô nhiễm, được biết đến là các sol khí (aerosol) có thể tác động tới môi trường tự nhiên và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các nhân tố này trong khi đánh giá về biến đổi khí hậu tương lai.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Geoscience là kết quả của sự hợp tác giữa các nhà khoa học tại Met Office, Trung tâm Sinh thái và Thủy văn (Centre for Ecology and Hydrology), trường đại học Reading, phòng thí nghiệm Laboratoire de Météorologie Dynamique tại Pháp, và trường đại học Exeter.
Nicola Gedney, nhà khoa học đến từ Met Office và là tác giả chính của bài báo nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi phát hiện thấy tác động mặt trời bị che mờ đối với việc thúc đẩy lưu lượng sông ngòi trên các khu vực tại các vùng cận nhiệt đới phía Bắc công nghiệp hóa mạnh. Chúng tôi ước tính trong phần lớn những lưu vực sông tại trung tâm châu Âu ô nhiễm, tác động này dẫn tới một sự gia tăng lưu lượng tới 25% khi nồng độ sol khí ở mức đỉnh điểm vào khoảng năm 1980. Cùng với tình trạng thiếu nước trở thành một trong những tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu trong tương lai, những phát hiện này rất quan trọng khi đưa ra các dự báo cho tương lai".
Các nhà khoa học trước đây cũng đã chứng minh hoạt động đốt than chứa lưu huỳnh gia tăng cuối những năm 1970 đã dẫn đến hình thành nhiều sol khí trong khí quyển. Sol khí (aerosol) trong khí quyển là các hạt rắn hoặc lỏng tồn tại lơ lửng trong không khí. Sol khí trong khí quyển có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Các sol khí là những vật cản phản xạ ánh sáng mặt trời và do đó làm giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu đến bề mặt trái đất, hiệu ứng này được gọi là "mờ ánh sáng mặt trời" (solar dimming). Tình trạng này đã buộc các quốc gia tại châu Âu và Bắc Mỹ ban hành những quy định về không khí sạch và dẫn đến sự chuyển đổi rộng rãi trong việc sử dụng các loại nhiên liệu sạch hơn.
Trong nghiên cứu mới nói trên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy tình trạng mờ ánh sáng mặt trời làm tăng lưu lượng dòng chảy của sông suối có thể liên quan tới các hiện tượng khí tượng bề mặt, như giảm lượng chiếu sáng của mặt trời dẫn đến tốc độ bốc hơi trên bề mặt trái đất bị ảnh hưởng. Khi tình trạng mờ ánh sáng mặt trời được đảo ngược, các nhà khoa học đã quan sát thấy hiện tượng giảm lưu lượng dòng chảy của sông.
Chris Huntingford, một trong những đồng tác giả của bài báo đến từ Trung tâm Sinh thái và Thủy văn cho biết: "Nghiên cứu này có sử dụng các kỹ thuật giúp làm rõ mối quan hệ giữa các sol khí và các biến đổi về lưu lượng nước của sông".
Những nghiên cứu như nghiên cứu này thường xem xét các nhân tố tác động tới nhiệt độ khác nhau như thế nào, nhưng ở đây chúng tôi có thể đánh giá ảnh hưởng nhân tạo tới một tác động môi trường".
"Ngoài ra chúng tôi cũng phát hiện thấy một dấu hiệu nữa cho thấy gia tăng khí cacbonic có thể làm tăng lưu lượng dòng chảy của sông suối thông qua làm giảm thoát hơi nước của thực vật", đồng tác giả Peter Cox đến từ trường đại học Exeter cho biết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Thanh tra công tác quản lý khai thác, kinh doanh đất hiếm và quặng bô xít
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
- Trà Vinh tích cực cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.