Thứ hai, 20/01/2025, 11:09:45 AM (GMT+7)

Mưu sinh bằng "chất độc"

(14:21:40 PM 04/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Gia Lai mùa này mát xanh cà phê. Mùa mưa là mùa quyết định hầu hết năng suất và sinh trưởng của cây cà phê, nào ép xanh, làm cỏ, bón phân đến phun thuốc đều “nhè” mùa mưa mà tiến hành. Và cái nghề phun thuốc sâu thuê hình thành, rồi trở nên “hot” với những người nông dân quanh năm “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, bởi mấy ai có đủ can đảm để… “giỡn mặt” với tử thần.

 

Chị Lởi “tung hoành” giữa bạt ngàn cà phê. Ảnh: T.V
 

Ngày hửng nắng, xe công nông chở phuy nước rồng rắn kéo nhau đi làm “chiến dịch”. Ai nấy cũng tranh thủ phun thuốc kích thích, thuốc sâu, thuốc bệnh cho cây cà phê.
 
 
Chưa đến 5 giờ sáng, anh Trần Văn Thoại- thôn Tân Lập, xã Ia Sao, huyện Ia Grai đã có người đến gọi phun thuốc thuê. Suốt mấy năm nay, anh Thoại là đầu mối phun thuốc thuê cho hàng chục hộ dân khu này, nên khi “khách quen” đến gọi, anh tất tả đi ngay.
 
 
Chỉ với đôi tay trần, anh bóc hết gói thuốc này đến gói thuốc kia, xanh có, đen có, gói nào cũng vào loại… cực độc. Rồi anh cầm thanh tre khuấy cho thuốc hòa tan cả phuy, từ phuy này đến phuy khác. Lúc này nước thuốc mới theo thân tre chảy xuống đôi bàn tay gân guốc sạm đen của anh.
 

Máy nổ lên cũng là lúc anh chạy vội đến đầu vòi, cầm vòi phun xịt xung quanh cây, từ trên xuống dưới. Anh vừa phun vừa cho biết: “Hôm nay gió nhẹ nên không ảnh hưởng lắm, chứ nhiều hôm gió mạnh thì “ăn đủ”, thuốc sộc thẳng vào mắt”.
 
 
Thuốc sâu phun tung tóe, cây cà phê ướt đẫm như mưa, anh luồn chân khéo léo kéo dây từ cây này sang cây khác nhưng cũng không tránh được thuốc. Hai tiếng sau, người anh ướt đẫm, một phần bởi mồ hôi, phần kia là… thuốc độc.
 

Trong phút nghỉ giải lao ngắn ngủi, anh tâm sự: “Người ta sợ độc hại nên ai cũng đi thuê, mình không làm thì chẳng ai làm nữa”. Không ai không biết nghề này độc hại, nhưng làm một lần được nhiều tiền, rồi làm lần hai, dần dà trở thành người phun thuốc chuyên nghiệp tự bao giờ không hay.
 
 
Rồi anh Thoại bật mí: “Người ta thuê tôi 50 ngàn đồng/giờ, phun 1 ha hết 4 tiếng đồng hồ là tôi đã có 200 ngàn đồng, bằng cả ngày công làm cỏ rồi. Biết là độc hại nhưng có tiền thì phải làm thôi, miếng cơm manh áo cả mà”.
 
 
Anh Thoại tay trần bóc từng gói thuốc. Ảnh: T.V
 

Cái nghề bất đắc dĩ tưởng chừng chỉ phái mạnh mới “kham” nổi, nhưng thực tế có không ít “bóng hồng” vẫn liều mình mưu sinh.
 
 
Gặp chị Lê Thị Lởi, ở một vườn cà phê tại xã Ia Sao tôi mới tin có những người phụ nữ sẵn sàng “cõng” cái nghề độc hại này. Thân gầy guộc mỏng manh, khuôn mặt khắc khổ, chị mang sau vai những bình thuốc sâu hàng chục cân, hay cầm vòi thuốc sâu “xông pha trận mạc” trong vườn cà phê. Vật lộn với vòi thuốc, nghỉ trưa cũng chỉ một đùm cơm nắm để chiều tiếp tục “chinh chiến”.
 
 
Chị giãi bày: “Nhà có ba đứa sắp vào năm học mới nên phải kiếm tiền sắm sửa sách vở, quần áo cho con. Việc này tuy độc hại, không ai dám làm nhưng lại… hái ra tiền, ba ngày là đã có bạc triệu rồi”.
 

Có lẽ chị đúng, nhưng những đồng tiền “hái” được ấy thấm đẫm chất độc, hiểm họa khôn lường có thể ập đến bất cứ lúc nào.
 
 
Gặp bác Đoàn Văn Thứ, nông dân 58 tuổi này là “cựu binh” trong nghiệp cầm vòi nay đã “giải nghệ” cho biết: “Trước cũng nhiều năm đi phun thuốc thuê, về nhà ê ẩm, nhức mỏi, đau đầu, tôi cũng nghĩ là chuyện bình thường bởi mấy ai tránh được hơi thuốc. Nhưng sau thấy mắt mờ dần, đầu óc lắm lúc quay cuồng, không biết khi nào bị quật ngã nên tôi quyết định bỏ nghề”.
 

Anh Thoại cũng thừa nhận: “Làm cái nghề này, bị dị ứng thuốc, ngứa ngáy khắp người hay ngộ độc là chuyện bình thường”. Độc hại nhưng những người phun thuốc thuê vẫn “nhắm mắt làm ngơ” bầu bạn cùng chúng để mưu sinh.
 
 
Theo Lê Văn Ngọc (Gia Lai Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mưu sinh bằng "chất độc"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI