Môi trường
Mô hình bảo vệ môi trường của tuổi trẻ Quảng Nam
(21:30:09 PM 23/08/2012)Đại Hòa là một xã thuộc vùng trũng của huyện Đại Lộc, hầu như năm nào nơi này cũng phải hứng chịu ít nhất một đợt lũ. Sau mỗi đợt mưa lũ, rác thải, súc vật chết bị lũ cuốn về trở thành nỗi ám ảnh cho người dân trong xã, thế nhưng hầu như không có một lực lượng chuyên trách nào giải quyết vấn nạn môi trường này. Bên cạnh đó, hệ thống thùng rác, xe chở rác còn rất hạn chế nên người dân cứ ngang nhiên đổ rác thải sinh hoạt vào ven đường, nhất là trên tuyến đường ĐT 609B, làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm nặng cho người dân địa phương. Trăn trở trước thực trạng này, năm 2009, “Đội thanh niên xung kích bảo vệ môi trường” của Đoàn thanh niên xã Đại Hòa đã ra đời, với 15 thành viên hoạt động thường xuyên.
Ảnh minh họa
Thời gian đầu hoạt động, các thành viên của Đội gặp không ít khó khăn do thói quen vứt rác bừa bãi của một bộ phận người dân sống ven tuyến đường liên xã ĐT 609B, cũng như nhiều thôn xã. Bởi từ bao đời nay, người dân thôn quê đã quen với cách xử lý rác thải bằng cách đem tập kết rác ở một địa điểm xa khu dân cư, những bãi rác tự phát cứ thế mọc lên, trở thành “điểm đen” về môi trường. Vì vậy, “trở ngại lớn nhất của các thành viên trong Đội không phải là việc xử lý những bãi rác “tự phát” của người dân, mà là thay đổi thói quen, thay đổi nếp nghĩ, ý thức của người dân đối với môi trường. Việc thay đổi nếp nghĩ, nếp làm của bà con, nếu không kiên trì, có lẽ đã thất bại từ đầu”, anh Võ Đình Qúy Thanh - Bí thư xã Đoàn, Đội trưởng “Đội thanh niên xung kích bảo vệ môi trường” chia sẻ.
Xác định là lực lượng xung kích trong hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương, Ban chấp hành Đoàn thanh niên xã Đại Hòa đã quyết định đưa vấn đề bảo vệ môi trường sống trong khu dân cư vào nội dung sinh hoạt trong các cuộc họp; nhiều buổi tập huấn, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của từng đoàn viên, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên đến với bà con đã được Đoàn xã Đại Hòa tổ chức. Bên cạnh đó, trong các đợt cao điểm như các ngày lễ, Tết, ngày môi trường thế giới, Đội đã phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Môi trường Đô thị Quảng Nam, chi nhánh Đại Lộc tổ chức thu gom, xử lý các bãi rác thải, “điểm đen” về môi trường trên địa bàn xã. Đặc biệt, phong trào “Ngày thứ 7 tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” trở thành hoạt động thường xuyên của Đội, với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề ở các trường học, các khu dân cư trên địa bàn; treo băng rôn, biểu ngữ tại các khu dân cư nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân... Trong các đợt tình nguyện do Huyện Đoàn tổ chức, “Đội thanh niên xung kích bảo vệ môi trường” cũng là lực lượng đi đầu, tích cực tham gia các hoạt động như: trồng cây xanh, ra quân dọn vệ sinh môi trường ở các xã lân cận sau các đợt lũ lớn, tiêu diệt cây mai dương xâm hại trên các cánh đồng,…
Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, đến nay, các “điểm đen” rác thải đã được xóa bỏ; người dân Đại Hòa cũng ý thức, trách nhiệm hơn trong việc chung tay bảo vệ môi trường; vấn nạn ô nhiễm môi trường sau các đợt mưa lũ cũng không còn là nỗi ám ảnh của người dân. Từ hiệu quả của mô hình, Huyện Đoàn Đại Lộc đã triển khai mở rộng mô hình tới các đơn vị đoàn khác trên địa bàn trong công tác bảo vệ môi trường. Trong Liên hoan tuổi trẻ sáng tạo, bảo vệ môi trường toàn quốc năm 2011 do Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức tại Huế, mô hình Đội thanh niên xung kích bảo vệ môi trường của Đoàn thanh niên xã Đại Hòa đã xuất sắc trở thành 1 trong 80 mô hình khác trên toàn quốc vinh dự được nhận Bằng khen của Ban tổ chức./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
- Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2023
- Trường Sa đang được xây dựng ra sao?
- Gỡ khó chính sách, tạo hành lang pháp lý thông hành cho doanh nghiệp
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
- Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
- 10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
- Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.