Thứ hai, 25/11/2024, 06:23:38 AM (GMT+7)

Đập thủy điện Ấn Độ: Nguồn lợi hay tai họa?

(16:31:43 PM 20/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Các nhà phê bình cho hay, kế hoạch xây dựng 160 đập thủy điện ở phía đông bắc có thể cắt giảm sự phụ thuộc vào than đá, nhưng sẽ gây hại tới động vật hoang dã và môi trường sống của chúng, đặc biệt, năng lượng được tạo ra sẽ không được mang lợi ích gì cho người dân địa phương.

 

 

Sông Brahmaputra còn gọi là sông Siang, chảy qua Arunachal Pradesh, một bang phía đông bắc Ấn Độ.

nh: JB Rabouan

 

Assam là một bang đông bắc Ấn Độ, phía đông giáp Bangladesh và giáp Trung Quốc ở phía bắc, là một khu vực được các chính trị gia mô tả như “nhà máy năng lượng tương lai” của Ấn Độ và là một nơi trọng điểm của chương trình xây dựng đập thủy điện của nước này.


Tham vọng của các nhà quy hoạch ở New Delhi
là không còn nghi ngờ gì nữa. Đến nay dự án xây dựng hơn 160 đập nước - cả lớn và nhỏ - đã được công bố ở phía đông bắc, phần lớn chúng sẽ được xây dựng ở các tiểu bang miền núi xa xôi của Arunachal Pradesh, đập này khai thác nguồn nước từ sông Brahmaputra hùng và các nhánh phụ lưu.


Dự kiến trong tổng số hơn 60.000 MW điện sẽ được tạo ra từ các đập thủy điện​​. Nhiều dự án rất có tiềm năng. Không chịu thua kém, Trung Quốc cũng bắt đầu chương trình xây dựng đập thủy điện lớn tại vùng biên giới, cũng sử dụng các nguồn nước từ sông Brahmaputra – tên Trung Quốc là Yarlung Tsangpo.


Tranh cãi


Có rất nhiều tranh cãi xung quanh chương trình xây dựng đập này: các nhà phê bình cho rằng chương trình này không chỉ bỏ qua các yếu tố địa chất và sinh thái mà không đề cập đến các tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực.


Trải rộng tới sáu dặm, sông Brahmaputra là một trong những con sông lớn nhất thế giới, uốn quanh gần 1.864 dặm từ cao nguyên Tây Tạng qua Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh trước khi nhập với sông Hằng và đổ ra vịnh Bengal.


Brahmaputra là một hệ thống sông cực dữ dội: lượng nước của sông Brahmaputra tăng đáng kể trong mùa mưa, gây lũ lụt trên diện rộng, gây xói mòn và khiến cho hàng ngàn nông dân lâm vào cảnh khốn khổ. Ashwini Saikia là một nông dân sống ven sông Brahmaputra trong một ngôi nhà nhỏ của Rohomoria ở miền bắc Assam cho biết "Ngay cả bây giờ, trong mùa gió mùa khi mực nước sông còn thấp, vẫn có những tiếng “tõm, tõm” của đất rơi vào nước."

Các thành viên của tổ chức Asom Jatiyatabadi Yuba Chatra Parishad phản đối chống lại việc xây dựng các đập thủy điện lớn tại thành phố Guwahati, Assam. Các chuyên gia nói rằng các dự án đập lớn không nên xây dựng ở các khu vực gần chân đồi Himalaya vốn là nơi địa chấn nhạy cảm. Ảnh: Stringer

 

Thảm họa xói mòn


Mỗi năm con sông lấn đất ngày một nhiều. Trong năm 2010, nước đã dâng lên rất nhiều, tôi bị mất nhà lần thứ năm trong 15 năm qua, Saikia nói. Ông đã từ bỏ việc canh tác và hiện buộc phải di chuyển với gia đình và gia súc của mình tới nơi ở khác mà cũng chẳng chắc chắn được gì.


Partha Das
là một nhà nghiên cứu sông Brahmaputra trong nhiều năm. Ông cũng điều hành Aaranya, một tổ chức về môi trường tại địa phương.
Ông cho biết: “Chương trình xây dựng đập có nhiều nghi vấn bao gồm một thực tế đông bắc là một khu vực chấn động cao với một trận động đất vào năm 1950, trận động đất này đã làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc địa chất của lưu vực sông Brahmaputra.


Tác động biến đổi khí hậu


Sau đó, toàn bộ nghi vấn về biến đổi khí hậu hầu như không được các nhà hoạch định đề cập. Chúng ta đã và đang thấy sự gia tăng của các trận mưa dữ dội, chúng đang đẩy nhanh tốc độ của sự xói mòn đất và sạt lở đất ở vùng núi. Và khi nhiệt độ tăng và sông băng tan chảy từ trên cao nguyên Tây Tạng và dãy Himalaya, tốc độ dòng chảy có thể sẽ tăng lên”.

Chính phủ Ấn Độ
bào chữa rằng năng lượng được tạo ra có nghĩa là đất nước sẽ có thể ngưng phụ thuộc vào than hầu hết có chất lượng thấp và cực kỳ ô nhiễm.


Nhưng nhiều
nơivùng đông bắc, người dân từ lâu đã cảm thấy bị cô lập với phần còn lại của Ấn Độ và bị bỏ rơi bởi chính quyền trung ương.
Có cáo buộc cho rằng các dự án xây dựng đập chủ yếu là tư nhân hỗ trợ
và chỉ phục vụ cho người giàu: hầu hết điện sản xuất sẽ được xuất sang các vùng khác của Ấn Độ không được sử dụng để xây dựng các ngành công nghiệp tại địa phương.


Mối lo của dân bản địa


Phía đông bắc là nơi sinh sống của bộ tộc: người dân bản địa cho hay lao động nhập cư từ các nơi khác ở Ấn Độ đang đe dọa nền văn hóa địa phương. Họ nói rằng sự xuất hiện của các đập cũng sẽ dẫn đến nạn phá rừng nhiều hơn - và đe dọa môi trường sống của động vật hoang dã quan trọng nhất Ấn Độ.


Phía phản đối việc xây dựng đập cho biết không có kế hoạch tổng thể thích hợp nào được đưa ra: mặc dù Ấn Độ và Trung Quốc gần đây đã đạt được thỏa thuận về chia sẻ nguồn tài nguyên của nhiều sông khác nhau, không có thỏa thuận cụ thể về quản lý nguồn nước của sông Brahmaputra.


Cuộc biểu tình về
việc xây dựng các đập thủy điện vẫn đang phát triển với làm ngưng trệ dự án xây dựng đập lớn nhất của Ấn Độ sắp khởi côngđập thủy điện công suất 2.000 MW ở hạ lưu sông Subansiri một trong các nhánh của sông Brahmaputra.

PHAN THỊ NGA (Theo theguardian)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đập thủy điện Ấn Độ: Nguồn lợi hay tai họa?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI