Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Sông Brahmaputra còn gọi là sông Siang, chảy qua Arunachal Pradesh, một bang phía đông bắc Ấn Độ.
Ảnh: JB Rabouan
Assam là một bang đông bắc Ấn Độ, phía đông giáp Bangladesh và giáp Trung Quốc ở phía bắc, là một khu vực được các chính trị gia mô tả như “nhà máy năng lượng tương lai” của Ấn Độ và là một nơi trọng điểm của chương trình xây dựng đập thủy điện của nước này.
Tham vọng của các nhà quy hoạch ở New Delhi là không còn nghi ngờ gì nữa. Đến nay dự án xây dựng hơn 160 đập nước - cả lớn và nhỏ - đã được công bố ở phía đông bắc, phần lớn chúng sẽ được xây dựng ở các tiểu bang miền núi xa xôi của Arunachal Pradesh, đập này khai thác nguồn nước từ sông Brahmaputra hùng vĩ và các nhánh phụ lưu.
Dự kiến trong tổng số hơn 60.000 MW điện sẽ được tạo ra từ các đập thủy điện. Nhiều dự án rất có tiềm năng. Không chịu thua kém, Trung Quốc cũng bắt đầu chương trình xây dựng đập thủy điện lớn tại vùng biên giới, cũng sử dụng các nguồn nước từ sông Brahmaputra – tên Trung Quốc là Yarlung Tsangpo.
Tranh cãi
Có rất nhiều tranh cãi xung quanh chương trình xây dựng đập này: các nhà phê bình cho rằng chương trình này không chỉ bỏ qua các yếu tố địa chất và sinh thái mà không đề cập đến các tác động của biến đổi khí hậu trong khu vực.
Trải rộng tới sáu dặm, sông Brahmaputra là một trong những con sông lớn nhất thế giới, uốn quanh gần 1.864 dặm từ cao nguyên Tây Tạng qua Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh trước khi nhập với sông Hằng và đổ ra vịnh Bengal.
Brahmaputra là một hệ thống sông cực dữ dội: lượng nước của sông Brahmaputra tăng đáng kể trong mùa mưa, gây lũ lụt trên diện rộng, gây xói mòn và khiến cho hàng ngàn nông dân lâm vào cảnh khốn khổ. Ashwini Saikia là một nông dân sống ven sông Brahmaputra trong một ngôi nhà nhỏ của Rohomoria ở miền bắc Assam cho biết "Ngay cả bây giờ, trong mùa gió mùa khi mực nước sông còn thấp, vẫn có những tiếng “tõm, tõm” của đất rơi vào nước."
Các thành viên của tổ chức Asom Jatiyatabadi Yuba Chatra Parishad phản đối chống lại việc xây dựng các đập thủy điện lớn tại thành phố Guwahati, Assam. Các chuyên gia nói rằng các dự án đập lớn không nên xây dựng ở các khu vực gần chân đồi Himalaya vốn là nơi địa chấn nhạy cảm. Ảnh: Stringer
Thảm họa xói mòn
“Mỗi năm con sông lấn đất ngày một nhiều. Trong năm 2010, nước đã dâng lên rất nhiều, tôi bị mất nhà lần thứ năm trong 15 năm qua,” Saikia nói. Ông đã từ bỏ việc canh tác và hiện buộc phải di chuyển với gia đình và gia súc của mình tới nơi ở khác mà cũng chẳng chắc chắn được gì.
Partha Das là một nhà nghiên cứu sông Brahmaputra trong nhiều năm. Ông cũng điều hành Aaranya, một tổ chức về môi trường tại địa phương.
Ông cho biết: “Chương trình xây dựng đập có nhiều nghi vấn bao gồm một thực tế đông bắc là một khu vực chấn động cao với một trận động đất vào năm 1950, trận động đất này đã làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc địa chất của lưu vực sông Brahmaputra.”
Tác động biến đổi khí hậu
“Sau đó, toàn bộ nghi vấn về biến đổi khí hậu hầu như không được các nhà hoạch định đề cập. Chúng ta đã và đang thấy sự gia tăng của các trận mưa dữ dội, chúng đang đẩy nhanh tốc độ của sự xói mòn đất và sạt lở đất ở vùng núi. Và khi nhiệt độ tăng và sông băng tan chảy từ trên cao nguyên Tây Tạng và dãy Himalaya, tốc độ dòng chảy có thể sẽ tăng lên”.
Chính phủ Ấn Độ bào chữa rằng năng lượng được tạo ra có nghĩa là đất nước sẽ có thể ngưng phụ thuộc vào than mà hầu hết có chất lượng thấp và cực kỳ ô nhiễm.
Nhưng nhiều nơi ở vùng đông bắc, người dân từ lâu đã cảm thấy bị cô lập với phần còn lại của Ấn Độ và bị bỏ rơi bởi chính quyền trung ương.
Có cáo buộc cho rằng các dự án xây dựng đập chủ yếu là tư nhân hỗ trợ và chỉ phục vụ cho người giàu: hầu hết điện sản xuất sẽ được xuất sang các vùng khác của Ấn Độ mà không được sử dụng để xây dựng các ngành công nghiệp tại địa phương.
Mối lo của dân bản địa
Phía đông bắc là nơi sinh sống của bộ tộc: người dân bản địa cho hay lao động nhập cư từ các nơi khác ở Ấn Độ đang đe dọa nền văn hóa địa phương. Họ nói rằng sự xuất hiện của các đập cũng sẽ dẫn đến nạn phá rừng nhiều hơn - và đe dọa môi trường sống của động vật hoang dã quan trọng nhất Ấn Độ.
Phía phản đối việc xây dựng đập cho biết không có kế hoạch tổng thể thích hợp nào được đưa ra: mặc dù Ấn Độ và Trung Quốc gần đây đã đạt được thỏa thuận về chia sẻ nguồn tài nguyên của nhiều sông khác nhau, không có thỏa thuận cụ thể về quản lý nguồn nước của sông Brahmaputra.
Cuộc biểu tình về việc xây dựng các đập thủy điện vẫn đang phát triển với làm ngưng trệ dự án xây dựng đập lớn nhất của Ấn Độ sắp khởi công– đập thủy điện công suất 2.000 MW ở hạ lưu sông Subansiri một trong các nhánh của sông Brahmaputra.