»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:10:12 AM (GMT+7)

Trữ thực phẩm cho ngày mưa bão

(22:01:23 PM 27/09/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Cuộc sống đảo lộn, thực phẩm khan hiếm, đường phố ngập lụt, nhà cửa nhớp nháp, bẩn thỉu... là những hình ảnh quen thuộc mỗi khi Hà Nội mưa bão. Vậy là chỉ nghe thông tin có bão to, mưa lớn, kế hoạch tích trữ lương thực lập tức được thực thi.
  
Ảnh minh họa
 
 
Chị Nguyễn Thu Hằng, phố Tân Mai (Q.Hoàng Mai) kể, trận lụt năm 2008 ở Hà Nội đã khiến khu nhà chị ngập sâu trong nhiều ngày, mọi lương thực trong nhà được huy động tối đa nhưng rốt cuộc vẫn bị đói. “Rút kinh nghiệm những lần trước chỉ nghe thông báo có bão là gia đình đã chuẩn bị đồ ăn nguội, đồ khô, ít củ, quả để dự phòng cho cả nhà. Nếu ngập nước thì chắc cũng chỉ 2-3 ngày, nhưng sau đợt mưa ngập giá cả thực phẩm cũng tăng vọt nên tốt nhất món gì trữ được thì cứ mua để đó. Lo trước chẳng thừa”, chị Hằng phân trần.
 
 
Còn chị Thu Hà, nhà ở phố Huỳnh Thúc Kháng cho biết đã từ lâu, hễ nghe đài báo đưa tin có mưa to, bão lớn ảnh hưởng tới Hà Nội thì việc đầu tiên chị nghĩ tới là đi chợ mua sẵn đồ ăn. “Có thực mới vực được đạo, cứ mua về để đấy, chẳng đi đâu mất mà sợ”, chị Hà giải thích.
 
 
Theo các chuyên gia, do điều kiện địa lý ở nước ta cùng với những tác động của con người vào thiên nhiên, nên bão lũ vẫn còn và sẽ là những thảm họa thường xuyên xảy ra. Để đối phó với bão lũ, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cần thiết phải tính toán, sẵn sàng có một lượng dự trữ về lương thực, thực phẩm, nước uống.
 
 
Mặc dù việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong vùng bị lũ lụt là rất cần thiết, song rất khó khăn và phức tạp. Trong lúc thiếu thốn thực phẩm, nước sạch, người ta chú ý nhiều đến ăn no mà ít chú ý đến vệ sinh thực phẩm bằng những ngày bình thường.
 
 
Trường hợp lụt lội, lũ kéo dài, thực phẩm tồn trữ đã mốc, ôi thiu; chợ không thể họp, giao thông vận chuyển khó khăn, có tiền cũng bó tay. Khi đó có mà ăn đã là tốt lắm rồi. Nguồn nước sạch không còn, giếng bị ngập, tất tật mọi nhu cầu sinh hoạt (kể cả uống) đều dùng chính nước lũ, chưa kể tới chất đốt, củi lửa không kiếm đâu ra, các phương tiện để bảo quản đều gặp khó khăn. Cầu quá cao cung quá thấp, nếu không xem kỹ hàng hoá sẽ dễ mua phải thực phẩm kém chất lượng, độc hại (thịt gia súc chết ướp hóa chất bảo quản, mỳ chính giả hiệu, nước mắm hết hạn hoặc đã bị ô nhiễm vi sinh) khiến bệnh dịch phát sinh.
 
 
Trong trận lụt năm 2008 ở Thủ đô Hà nội - việc cung cấp lương thực thực phẩm sạch, an toàn cho người dân vô cùng khó khăn. Mỳ tôm, bánh mỳ, nước đóng chai... lỉnh kỉnh, khó có thể tiếp tế đến tận tay từng người đang kẹt trong từng ngõ hẻm, thậm chí cả trên các mái nhà, ngọn cây... Nhiều người dân phải nhịn đói, khát mấy ngày liền, không thể nhận cứu trợ, vớ gì ăn nấy.
 
 
Ngay chính ở đồng bằng sông Cửu Long, người dân đã từng quen sống chung với lũ lụt, biết “đón” lũ đến, “tiễn” lũ đi, thế mà vẫn không thể hoàn toàn bảo đảm được vấn đề vệ sinh thực phẩm khi lũ tới. Theo kinh nghiệm của một số người dân đã nhiều lần trải qua bão lũ, loại thực phẩm khá an toàn và có thể dự trữ lâu dài , dễ bảo quản và sử dụng đơn giản, nhanh chóng - là bánh “lương khô”, gói ruốc (chà bông) thịt hoặc cá, mấy viên đạm tổng hợp, mấy viên kẹo gừng... được đóng gói trong 1 bao ni-lông dày, rất tiện dụng và đầy đủ dinh dưỡng (người bình thường mỗi bữa chỉ cần ăn 1 phong gồm 2 bánh là no). Khi bão lụt sắp xảy đến, mỗi người có thể mang theo 1 túi lương khô, khi cần dùng là có ngay.
 
 
Vấn đề nước uống cũng có thể kết hợp đồng thời, bằng cách để sẵn trong túi lương khô mấy viên thuốc khử trùng, khử độc trong nước, hoặc một gói cloramin B làm nước trong và tiệt trùng - khi cần có thể xử lý để uống ngay tại chỗ (rất phù hợp cho vùng lũ). 
 
 
Trong mùa mưa bão, trước tiên phải có đủ nước sạch để dùng. Nếu có điều kiện thì phải đun sôi hoặc dùng nước đóng chai, đóng hộp, nước đã khử trùng. Đối với thực phẩm phải ăn thức ăn chín hoặc đồ hộp, tuyệt đối không ăn uống các loại thực phẩm đã mốc, biến chất. Khi khó khăn thiếu thốn, cần có sự tiếp viện từ tuyến sau, không ăn thịt các loại gia súc, gia cầm chết. Để dự trữ thực phẩm tươi sống, rất cần rửa sạch và đóng gói, trữ trong tủ đá, thùng kín đặt trên kệ cao để khi cần dùng có thể sử dụng ngay.
 
 
Theo Ngọc Hà
Sức khỏe & An toàn thực phẩm
Từ khóa liên quan: Trữ thực phẩm , cho ngày, mưa bão
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trữ thực phẩm cho ngày mưa bão

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI