Sống xanh » Kinh nghiệm sống
Thổ địa Vũng Tàu bày kinh nghiệm tránh bị "chặt chém" ngày lễ tết
(13:13:14 PM 28/04/2013)
Hình ảnh minh họa
Từ trải nghiệm của bản thân, người thân và bạn bè, tôi chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm góp phần giảm bớt những phiền toái mà du khách có thể gặp phải trong chuyến tham quan Vũng Tàu vào những ngày lễ lớn sắp tới.
Khi đến TP Vũng Tàu, trên đường ra bãi Sau du khách sẽ gặp rất nhiều tài xế xe ôm chạy theo xe đưa những tờ rơi hoặc mời miệng giới thiệu những quán ăn ngon rẻ. Xin đừng tin và đừng bao giờ vào các địa chỉ đó, vì có thể họ là cò mồi cho các quán “chặt chém”. Những quán làm ăn đàng hoàng thường không sử dụng dịch vụ này.
Ở bãi tắm, trước khi muốn thuê hay mua vật gì phải hỏi giá cả cho thật kỹ, nếu không sẽ bị “chém” thẳng tay. Ngày thường một chiếc dù và ghế bố giá thuê chỉ khoảng 50.000 đồng, ngày lễ có thể bị “hét” lên đến 200.000 đồng. Tương tự, một ly trà đá có thể được “hét” tới 20.000 đồng... Du khách nên trả giá và chỉ chấp nhận mức giá ngày lễ cao hơn ngày thường ở một mức hợp lý. Du khách cũng cần hạn chế dùng cua, ghẹ của những người gánh hàng rong dọc theo bãi tắm, vì hàng của họ thường không đảm bảo vệ sinh, có khi là hàng ế còn lại từ hôm trước. Người quen của tôi cũng vì ăn ghẹ bán dạo mà bị “Tào Tháo rượt” phải nằm viện hai ngày.
Buổi trưa, muốn dùng cơm ngon và giá cả hợp lý, du khách nên chịu khó tốn một cuốc taxi vào khu chợ cũ (cách bãi Trước khoảng 500m). Tại đây có những quán ăn nổi tiếng với giá luôn ổn định. Tại các quán ăn đó, một tô canh chua cá 80.000-90.000 đồng, các món mặn và xào hải sản giá cũng chừng đó. Gia đình bốn người kêu cơm và ba món ăn, mỗi người uống vài lon bia chỉ trả khoảng 500.000 đồng (trong khi các quán “chặt chém” thường tính 1-2 triệu đồng).
Tại chợ cũ có nhiều quán cơm bình dân giá tương đương TP.HCM như cơm sườn 20.000 đồng/phần, cơm đùi gà 30.000 đồng/phần... Buổi sáng, muốn dùng điểm tâm ngon, quý khách nên ra khu chợ cũ, đến phố Lê Lai - Đồ Chiểu. Tại đây có đủ các món ngon như cơm tấm, phở, hủ tiếu, bún bò Huế, bún mắm, bánh khọt... giá chỉ dao động 25.000-35.000 đồng/phần.
Du khách lưu ý là khi ăn ngoài bãi Sau, sau khi thuận giá nên yêu cầu nhân viên phục vụ ghi giá vào tờ giấy giao cho khách giữ để tránh bị họ lật lọng. Tôi có người quen khi hỏi giá tôm sú thì họ nói 600.000 đồng/kg, lúc tính tiền họ tính 900.000 đồng/kg (đắt gấp ba lần giá ngoài chợ). Bạn tôi cự cãi thì họ bảo hồi nãy anh nghe lộn, tôi nói 900.000 đồng/kg chứ không phải 600.000 đồng/kg. Đã lỡ ăn rồi, lại không có chứng cứ gì để phản bác nên bạn tôi đành phải nuốt cục tức mà trả tiền.
Ban đêm, nếu phòng trọ và khách sạn đã hết chỗ, du khách có thể đến Tịnh xá Ngọc Bích ở bãi Trước (gần bến tàu cánh ngầm) xin ngủ nhờ, nhà chùa chỉ lấy tiền điện nước 10.000 đồng/người. Tịnh xá khá rộng, song muốn đảm bảo còn chỗ nên liên hệ đăng ký trước. Ngủ ở chùa thì không được tiện nghi lắm nhưng còn hơn nằm vật vạ ngoài công viên.
Cuối cùng, khi muốn mua đồ lưu niệm, du khách trả giá càng thấp càng đỡ bị hớ. Nếu chỉ trả giá bằng phân nửa hoặc một phần ba giá đưa ra là kể như “dính chấu”. Cháu tôi hỏi mua một xâu chuỗi kết bằng các vỏ ốc, họ nói 70.000 đồng, cháu tôi trả 20.000 đồng thì họ bán. Tưởng mua được giá hời, ngờ đâu một lát gặp người khác cầm xâu chuỗi giống hệt, cháu tôi hỏi mua bao nhiêu thì họ bảo giá chỉ 10.000 đồng!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
- 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call
- 9 sai lầm kinh điển cần tránh khi đi xin việc
- 5 lý do bạn không nhận được thư mời làm việc sau phỏng vấn
- 5 điều đơn giản giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- 5 bí quyết tạo CV xin việc truyền cảm hứng
- 8 tips để có cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật thành công
- 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?