Sống xanh » Kinh nghiệm sống
Nông dân điển hình làm vườn theo mô hình xanh - sạch
(11:36:15 AM 18/01/2016)Ông Trương Văn Mẫu bên cây dừa Dứa
Mô hình làm giàu của ông Trương Văn Mẫu ở xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang rất mới và cá biệt tại địa phương: trồng cây dừa Dứa xen cây Bòn bon thương phẩm. Đây là 2 loại cây ăn trái rất khó trồng nhưng cho hiệu quả kinh tế rất cao mà người nông dân này đã thành công đem lại nguồn lãi trên 200 triệu đồng/năm. Ông Trương Văn Mẫu cho biết, trước đây là cán bộ nhà nước. Năm 1983, do sức khỏe yếu và hoàn cảnh khó khăn nên ông xin nghỉ việc để về phụ giúp gia đình. Vợ chồng của ông Mẫu không có đất sản xuất nên phải mượn đất ruộng của cha mẹ vợ để trồng lúa, nuôi sống gia đình. Sau đó, ông tiếp tục thuê đất đầu tư làm lò ép mía đường và kinh doanh lúa gạo. Qua thời gian tích cực lao động, vợ chồng ông Trương Văn Mẫu dành dụm được nguồn vốn khá để sang nhượng được gần 3ha đất ruộng tại xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo.
Trong quá trình đi đây đó, thấy mô hình trồng cây ăn trái cho kinh tế khá hơn trồng lúa nên ông Trương Văn Mẫu lên liếp trên đất ruộng để trồng cây nhãn tiêu da bò, bưởi da xanh và cam xoàn. Nhờ chịu khó nghiên cứu, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn trái nên vườn cây của người nông dân này tốt tươi, trĩu quả. Có thời điểm, vườn nhãn tiêu da bò và cam xoàn ông bán được giá trên 20 ngàn đồng/kg, bưởi da xanh trên 30 ngàn đồng/kg nên thu được lãi to. Đến năm 2004, vườn cây của ông đã bị thoái hóa, giảm năng suất và giá cả bấp bênh nên ông Trương Văn Mẫu quyết định phá bỏ để chuyển sang trồng 400 gốc dừa Dứa và 400 gốc Bòn bon Thái Lan xen canh. Đây là những giống cây ăn trái mới theo mô hình của Philippines mà ngành chuyên môn khuyến cáo, hướng dẫn ông.
Ở thời điểm này, cây dừa Dứa và cây Bòn bon là những giống mới, chưa được trồng phổ biến trên vùng đất tỉnh Tiền Giang. Thế nhưng khi ông Mẫu bắt tay vào trồng thì rất hiệu quả và cho trái rất ổn định. Đối với cây Bòn bon của vườn ông trồng cho trái đến trên 30 kg/cây, bán với giá từ 40-50 ngàn đồng/kg. Còn dừa Dứa thì cũng rất say trái, bán được giá từ 6.000 đồng đến 10.000 đồng/trái. Ngoài ra, ông còn nhân giống dừa Dứa để phục vụ cho nhu cầu trồng của người dân địa phương.Tính riêng khu vườn cây ăn quả của ông Trương Văn Mẫu cho lãi trên 200 triệu đồng/năm.
Đây là mô hình trồng xen canh dừa Dứa và cây Bòn bon đầu tiên và có quy mô lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Điểm rất hay ở người nông dân này là biết học hỏi, nghiên cứu kỹ thuật sản xuất từ sách báo và áp dụng các phương pháp an toàn sinh học vào mô hình để giảm chi phí đầu tư và nâng cao chất lượng trái cây thương phẩm. Ông hạn chế sử dụng phân hóa học mà thu mua các loại phế thải từ lò giết mổ gia súc, phế phẩm ở Cảng cá… để chế biến ra phân hữu cơ bón cho cây trồng; sử dụng các chế phẩm sinh học để làm hoai mục chất thải, khống chế dịch hại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thế nên, vườn cây ăn quả này rất tươi tốt, sạch đẹp.
Ông Nguyễn Văn Hai, Chủ tịch Hội nông dân xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cho biết: “ông Trương Văn Mẫu là một trong số 3 nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu nhất của địa phương vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Mô hình trồng cây ăn trái của ông Mẫu rất mới nhưng rất hiệu quả, nó mang tính bền vững không bị bấp bênh đầu ra, đầu vào..”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
- 6 mẹo ghi điểm tuyệt đối khi trả lời phỏng vấn qua video call
- 9 sai lầm kinh điển cần tránh khi đi xin việc
- 5 lý do bạn không nhận được thư mời làm việc sau phỏng vấn
- 5 điều đơn giản giúp nâng cao thương hiệu tuyển dụng
- 5 bí quyết tạo CV xin việc truyền cảm hứng
- 8 tips để có cuộc phỏng vấn việc làm tiếng Nhật thành công
- 4 điều cần nhớ thật kỹ về “ deal lương” khi bắt đầu đi làm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?