»

Thứ bảy, 23/11/2024, 14:59:19 PM (GMT+7)

TPHCM:Hàng trăm người dân mắc bệnh vì nhà máy gây ô nhiễm

(19:28:16 PM 15/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Gần 400 hộ dân ở hai ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức và ấp 5, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP.HCM hầu như hộ nào cũng có người mắc bệnh, từ viêm da, viêm xoang, viêm phổi, đến ung thư. Theo người dân, tất cả chỉ vì khói độc hại thải ra từ nhà máy của một công ty sản xuất phân bón ở đây.

Người chết, cây chết, nhà cửa hư hỏng

 

Người dân nơi đây cho biết, khi nhà máy sản xuất phân bón của Công ty cổ phần vật tư tổng hợp và phân bón Hóa Sinh (CT Hóa Sinh) mọc lên cách nay khoảng 10 năm, cũng là lúc nhiều người dân mắc bệnh viêm da, viêm phổi, ung thư... Nhà anh Lê Văn Đồng (ấp 5, xã Phạm Văn Cội) có bốn người đều bị bệnh, từ viêm phổi, viêm phế quản đến viêm xoang.

 

Ông Lê Văn Dũng, cạnh nhà anh Đồng, người ốm yếu, gầy gò, thường lên cơn ho sặc sụa vì bệnh viêm phổi. Thấy chúng tôi, ông Dũng cố đứng dậy, tay cầm phiếu chẩn đoán của Bệnh viện đa khoa huyện Củ Chi run run: “Mới đây, tui ho ra máu, đi khám, bác sĩ nói tui đã chuyển sang giai đoạn lao phổi”. Trong khi đó, vợ, con ông cũng sổ mũi, ho, nhức đầu thường xuyên.

 

Những người dân mà chúng tôi gặp đều tỏ ra hoang mang vì hàng loạt thứ bệnh bùng phát trong thời gian qua. Ông Nguyễn Văn Tiếu (ấp 5, xã Phạm Văn Cội) viêm phổi, viêm phế quản mạn tính; cả nhà ông Lý Văn Cuộn (ở cùng ấp) viêm da, viêm phế quản; bà Bùi Thị Há (ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức) viêm xoang, viêm phổi...

 

Cách nay khoảng ba tháng, chồng chị Lê Thị Thúy Liễu mới 49 tuổi (ở số 96, ấp 5, xã Phạm Văn Cội) đã qua đời vì bệnh viêm phổi. Trước đó không lâu, chồng chị Võ Thị Liên mới 48 tuổi (ở số 44, ấp 5, xã Phạm Văn Cội) cũng mất vì bệnh u phổi. Hiện hai chị cùng các con phải uống thuốc quanh năm vì viêm xoang và đau nhức nửa đầu. Ngoài ra, theo người dân, hàng loạt cái chết khác đã lần lượt tiếp nối từ khi CT Hóa Sinh về đây hoạt động. Ông Lê Văn Sang - Trưởng ấp 5, xã Phạm Văn Cội nói: “Toàn ấp có khoảng 215 hộ dân. Gần 10 năm qua có gần 20 người chết vì bệnh viêm phổi và ung thư. Người sống đang mang bệnh thì hầu như nhà nào cũng có vài người”.

 

Ngoài ra, theo ghi nhận của chúng tôi, tại đây, phần lớn nhà của người dân đều bị gỉ sét, thủng mái. Bên cạnh đó, 10 năm nay, người dân cũng không trồng trọt gì được vì khí độc, khói bụi của CT Hóa Sinh làm cây trái trong vườn không phát triển nổi. Chị Nguyễn Thị Thu (ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức) cho biết: “Sau khi nhà máy của CT Hóa Sinh hoạt động khoảng một năm thì hơn 5.000m2 vườn lan của tôi chết sạch, thiệt hại hơn một tỷ đồng”.

 

Điều đáng nói, người dân nơi đây đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương, nhưng tình hình ô nhiễm không giảm mà ngày càng trầm trọng hơn.

 

Ông Lê Văn Dũng đang bị bệnh viêm phổi rất nặng

 

Công ty gây ô nhiễm kéo dài, vì sao?

 

Đại diện UBND xã Nhuận Đức và xã Phạm Văn Cội thừa nhận, tình trạng gây ô nhiễm khí thải của CT Hóa Sinh là có thật, chính quyền địa phương đã nhiều lần nhận đơn phản ánh của người dân. Cách nay khoảng sáu tháng, hai xã đã kết hợp với UBND huyện đi kiểm tra và phát hiện chỉ tiêu khí thải NH3 của CT vượt quy chuẩn từ 1,54 lần - 2,05 lần. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, đồng thời có tờ trình gửi Sở Tài nguyên môi trường (TNMT) TP tham mưu UBND TP ra quyết định xử phạt. Kết quả, UBND TP đã xử phạt CT Hóa Sinh 145 triệu đồng. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng đã thống kê tình hình nhà cửa hư hỏng của người dân. Kết quả cho thấy, hầu hết nhà dân ở gần CT Hóa Sinh đều có mái tôn bị gỉ sét nặng.

 

Trong đó, ấp 5, xã Phạm Văn Cội có 72 hộ dân bị hư hỏng mái tôn với tổng diện tích hơn 5.215m2 và tổ 5, ấp Xóm Bưng, xã Nhuận Đức có 24 hộ dân mái tôn hư hỏng với tổng diện tích hơn 8.000m2. Chính quyền địa phương đã đề nghị CT Hóa Sinh sửa chữa lại cho người dân, những hộ dân tự sửa chữa thì CT hỗ trợ tiền. Ban đầu, ban lãnh đạo CT Hóa Sinh đồng ý nhưng sau đó “lật kèo” với lý do CT đang chờ cơ quan chức năng của Tổng cục Quốc phòng đến làm việc xác định nguyên nhân, nên đến nay vẫn chưa đền bù. Riêng vấn đề bệnh tình của dân, theo ông Nguyễn Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi: “Huyện đã chỉ đạo UBND hai xã Nhuận Đức và Phạm Văn Cội khảo sát, thống kê đưa người dân đi chữa bệnh. Việc bồi thường tính sau”.

 

Vì sao suốt gần 10 năm CT Hóa Sinh gây ô nhiễm mà chính quyền địa phương không xử lý hay kiến nghị gì? - chúng tôi đặt vấn đề. Bà Phạm Thị Thanh Hiền - nguyên Bí thư xã Phạm Văn Cội nói: “Chúng tôi không thiếu trách nhiệm với người dân nhưng để xử lý thì không phải dễ. Vì theo quy định, trước khi kiểm tra phải báo cho CT trước ba ngày. Do đó, khi đoàn kiểm tra đến thì CT ngừng hoạt động. Khi đoàn kiểm tra về thì tình trạng gây ô nhiễm lại như cũ. Cuối cùng, chính quyền địa phương phải đi lấy mẫu ô nhiễm, thống kê thiệt hại trong dân, báo lên cấp trên để kiểm tra bắt quả tang thì mới xử lý được”.

 

Ngoài ra, theo bà Hiền, CT Hóa Sinh hoạt động trong ngành nghề có chất thải nguy hại, phải di dời ra khỏi khu dân cư. Trước đây xã đã không đồng ý với đề án bảo vệ môi trường của CT Hóa Sinh. Tuy nhiên, vừa qua, Sở TNMT lại phê duyệt đề án này khi chưa có ý kiến của xã. Trong khi đó, theo quy định, phải có ý kiến đồng ý của chính quyền địa phương trước thì Sở mới được thông qua đề án.

 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong biên bản xử phạt CT Hóa Sinh của UBND TP.HCM, UBND TP buộc CT Hóa Sinh trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt phải cải tạo hệ thống xử lý khí thải. Sở TNMT là đơn vị theo dõi kiểm tra việc thực hiện. Thế nhưng, được biết, đến nay gần ba tháng, Sở TNMT vẫn chưa thực hiện việc phúc tra.

Ông Nguyễn Văn Đông - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP cho biết: “Theo quy định, doanh nghiệp gây ô nhiễm thì phải có trách nhiệm bồi thường cho dân thiệt hại về nhà cửa, hoa màu, sức khỏe. Không có chuyện dân phải xin doanh nghiệp hỗ trợ. Chính quyền địa phương cần giúp dân việc chứng minh thiệt hại cụ thể bao nhiêu, để có cơ sở buộc doanh nghiệp chịu trách nhiệm chứ không nói chung chung. Ủy ban mặt trận Tổ quốc huyện cần liên hệ Hội Luật gia TP hỗ trợ pháp lý kiện doanh nghiệp ra tòa nếu doanh nghiệp không chịu bồi thường. Ngoài ra, trong trường hợp nếu đã lấy mẫu xét nghiệm cho thấy CT Hóa Sinh đã gây thiệt hại cho dân thì buộc ngưng hoạt động ngay đến khi khắc phục xong hậu quả”.

Phan Trí- PNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TPHCM:Hàng trăm người dân mắc bệnh vì nhà máy gây ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI