Môi trường » Không khí
Quảng Ninh: Thu về, dân phải đeo khẩu trang suốt ngày vì... hoa sữa
(16:17:38 PM 16/10/2014)
Hàng cây hoa sữa trên đường Nguyễn Văn Cừ.
Do mật độ trồng dầy, kéo dài, nên mỗi khi cây ra hoa, hương hoa nặng mùi khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nhiều.
Mất ngủ, đeo khẩu trang
Không biết TP Hạ Long có “tính toán” hay không, thế nhưng trên đường Nguyễn Văn Cừ, đoạn từ cuối Cột 3 đến đầu Cột 5 thuộc 2 phường Hồng Hà và Hồng Hải, loài cây hoa sữa được trồng 2 bên đường dài gần một km với hàng trăm cây.
Hiện tại, những hàng hoa sữa này đã lớn và mỗi độ thu về cây nào cũng cho hoa. Việc mật độ cây dầy, hoa nhiều, khiến mùi hương đặc trưng của loài hoa này làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ người dân.
Điều này có lẽ đi ngược lại với mục đích ban đầu khi thành phố cho trồng loài cây này tại đây.
Bác Nguyễn Văn Vĩnh, trú tại khu 8, phường Hồng Hải cho biết: “Thời gian qua, gia đình tôi mất ngủ vì... hoa sữa. Chỉ ngay trước dãy phố nhà tôi đã có gần chục cây, cây nào cũng nở hoa trĩu cành. Mà anh biết đấy, hương hoa sữa chỉ ngửi thoang thoảng thôi thì rất thích, chứ mùi hoa đậm đặc thế này thì thật khó chịu.
Cả khu, ai cũng khó chịu vì hương của loài hoa này, thế nhưng đành chịu vì chặt cây, phát cành thì không được phép”.
Cùng chung quan điểm với bác Vĩnh, chị Nguyễn Thị Thuỷ, trú tại khu 2, phường Hồng Hà chia sẻ: “Khu nhà tôi ở, hai bên đường đều là cây hoa sữa. Những ngày qua cây ra hoa, nở rộ khiến mùi hương bay khắp nơi.
Vào ban ngày còn đỡ, vì lượng xe đi trên đường lớn khiến không khí lưu thông, mùi hương bay đi nhiều, vào ban đêm mùi hương hoa sữa đậm đặc khiến cả khu mất ngủ, khổ nhất là người già, trẻ em và người bị ốm đau. Trong khu nhiều người “chống” mùi hương hoa sữa bằng cách đeo khẩu trang suốt ngày”.
Hàng cây hoa sữa lớn ngay trước cửa nhà dân. Mùi hương hoa sữa đậm đặc khiến dân mất ngủ, khổ nhất là người già, trẻ em và người bị ốm đau.
Bất hợp lý
Hạ Long là thành phố du lịch, việc quy hoạch cây xanh để tạo cảnh quan đẹp, tạo môi trường trong lành là hết sức cần thiết và được người dân luôn đồng tình ủng hộ.
Thế nhưng, quy hoạch thế nào để vừa đẹp, tạo điểm nhấn mà không ảnh hưởng đến đời sống của người dân là “bài toán” còn mắc của thành phố.
Chỉ nhìn vào việc “quy hoạch” trồng cây hoa sữa trên đường Nguyễn Văn Cừ đã thấy sự bất hợp lý. Mật độ cây trồng quá dầy và kéo dài gần 1 km, trong khi loài cây này khi ra hoa cho mùi hương rất đặc trưng ngửi thoang thoảng thì dễ chịu, chứ ngửi với nồng độ cao rất khó chịu.
Tuy hoa ra chỉ có mùa, nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sống quanh khu vực.
Việc thiếu quy hoạch đã dẫn đến tình trạng người dân “khổ” vì... hoa. Với những loài cây mỗi khi ra hoa có mùi hương, thành phố nên quy hoạch trồng ở những tuyến phố, đường xa khu dân cư sinh sống, hoặc có thể trồng xen kẽ với các loài cây khác.
Chị Nguyễn Thị Thu, trú tại khu 10, phường Hồng Hải chia sẻ: “Việc quy hoạch cây xanh cho các tuyến phố của TP Hạ Long là hết sức cần thiết. Làm tốt điều này sẽ làm cho thành phố có “bộ mặt” đẹp, tạo điểm nhấn cho các tuyến phố.
Tuy nhiên, hiện tại ở Hạ Long vẫn chưa làm được điều này, việc trồng cây gì ở tuyến phố nào, mục đích ra sao cũng còn mang tính “tự phát””.
Trên thực tế, số tuyến phố được quy hoạch cây xanh một cách chỉn chu ở TP Hạ Long chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chỉ một vài đường được trồng cây có điểm nhấn như: Đường Trần Quốc Nghiễn (đường bao biển từ Cột 3 đến Cột 8) trồng dừa, đường Nguyễn Văn Cừ trồng xanh, sữa..., còn đại đa số là được trồng “tự phát” nào bàng, sấu, lộc vừng, bằng lăng, phượng trồng xen kẽ.
Đối với dãy cây hoa sữa trên đường Nguyễn Văn Cừ, theo tôi thành phố cần tỉa bớt để trồng ở các tuyến phố khác và tính toán trồng xen kẽ vào khu vực này loài cây mới để không ảnh hưởng đến đời sống của người dân”, bác Vĩnh chia sẻ.
Mật độ cây dầy, hoa nhiều, khiến mùi hương đặc trưng của loài hoa này làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ người dân.
. Ai cũng khó chịu vì hương của loài hoa này, thế nhưng đành chịu vì chặt cây, phát cành thì không được phép.
.“Việc thiếu quy hoạch đã dẫn đến tình trạng người dân “khổ” vì... hoa. Với những loài cây mỗi khi ra hoa có mùi hương, thành phố nên quy hoạch trồng ở những tuyến phố, đường xa khu dân cư sinh sống, hoặc có thể trồng xen kẽ với các loài cây khác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…