»

Thứ bảy, 23/11/2024, 15:29:06 PM (GMT+7)

Ô nhiễm trong nhà nguy hại hơn sương mù

(10:54:59 AM 15/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Ô nhiễm không khí trong nhà đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe và nếu không thay đổi cách sinh hoạt, nó sẽ nguy hại hơn cả sương mù. Chẳng thế mà Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp ô nhiễm trong phòng là một trong 10 nguy hiểm sức khỏe nhân loại.

 

 

Ô nhiễm trong nhà gấp 10 lần



Một điều tra trong suốt 5 năm về bảo vệ môi trường của Mỹ chỉ ra, mức
ô nhiễm không khí trong nhà gấp 10 lần so với bên ngoài.



Số liệu của tổ chức Y tế Thế giới cũng cho thấy gần nửa dân số toàn thế giới sống trong những ngôi nhà ô nhiễm không khí, hậu quả là 22% bệnh viêm phổi mãn tính và 15% viêm phế quản. Mỗi năm toàn cầu có 24 triệu người tử vong có liên quan với ô nhiễm trong phòng.



Hầu hết các ngôi nhà ở, nhà thương mại đều không có hệ thống thông gió nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm. Ngoài ra, mặc dù vật liệu không tỏa mùi lạ nhưng các chất có hại như Formaldehyde, benzene, ammonia vẫn không ngừng phát tán vào không khí.


Ủy ban Giám sát Môi trường Trong nhà Trung Quốc phát hiện, 72% phòng ở trẻ em có lượng formaldehyde vượt ngưỡng 1-8 lần. Văn phòng, phòng ngủ, bếp, phòng khách là khu ô nhiễm nhiều nhất.



Càng đông người, công sở càng ô nhiễm



Những hợp chất do hô hấp, mồ hôi, ho, hắt hơi, các máy móc trong văn phòng… đều gây ô nhiễm không khí.



Chuyên gia Li Diya - Mora Kosovska- giám đốc phòng thí nghiệm quốc tế, về sức khỏe và chất lượng không khí của Đại học khoa học công nghệ Queensland (Úc) phát hiện, nồng độ của các hạt mịn từ máy in giải phóng ra tương đương với nồng độ hít thuốc lá thụ động, có thể làm cho không khí ô nhiễm tăng gấp 5 lần, nhẹ sẽ gây ra bệnh phổi, nặng sẽ gây bệnh tim, thậm chí ung thư.



Giường tích bụi, mạt

Chất ô nhiễm trong phòng ngủ chủ yếu là bụi dưới gầm giường, thảm và điều hòa. Khi có sự xáo trộn, bụi sẽ tung lên, phổi hít vào.



Giáo sư Cai Shaoxi - trưởng khoa hô hấp bệnh viện Phương Nam, Đại học Y Khoa Phương Nam, Trung Quốc, nói bụi ve trên chăn, gầu trên đầu, da chết… có thể gây dị ứng.



70% nguồn ô nhiễm đến từ bếp



Đây là số liệu nghiên cứu của một báo cáo về chất lượng không khí ô nhiễm trong nhà ở Trung Quốc. Một nghiên cứu của trường Đại học Sheffield, Anh phát hiện, dùng than nấu cơm, hàm lượng dioxine gấp 3 lần so với bên ngoài, nồng độ bụi cũng cao hơn ngoài trời.



Ngoài ra, thường xuyên dùng lửa, nhiệt độ cao, giúp chất ô nhiễm formaldehyde trong tủ bếp giải phóng ra nhanh gây độc tố cho cơ thể.



Cải thiện không khí trong phòng



Trong phòng luôn có nhiều chất gây hại cho cơ thể tuy nhiên chúng ta có thể cải thiện nó qua thói quen sinh hoạt.



1. Không hút thuốc, dùng máy tạo độ ẩm để ngăn bụi phát tán đồng thời đặt 1 số chậu cây lô hội, hoa lan đuôi hổ và lan treo để hấp thụ formaldehyde; thường xuyên rửa sạch và khử trùng màng lọc, miếng tản nhiệt điều hòa.



2. Ngay khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nấu nướng 5 phút nên bật máy hút mùi, tủ bếp không bày quá nhiều đồ để các chất ô nhiễm không lưu cữu.


3. Nhà mới xây hoặc sửa lại xong cần thông gió 3-6 tháng sau mới chuyển về sống. Dụng cụ trong nhà nên chọn mua các loại vật dụng tự nhiên đảm bảo chất lượng, không có nhiều chất hóa học, sơn, chất dính. Khi sử dụng thường xuyên quét dọn sạch sẽ.



4. Thường xuyên thông gió trong phòng giúp giảm nhẹ ô nhiễm trong phòng. Chuyên gia khuyến nghị, buổi sáng trước khi đi làm mở cửa sổ thông gió, hoán đổi không khí, cố gắng để ánh mặt trời chiếu dọi vào trong nhà, tuy nhiên khi trời sương mù không nên mở cửa sổ.



5. Ở văn phòng nên đặt máy in ở nơi thô
ng thoáng gió và cách xa con người ít nhất 3 mét, khi không dùng thì rút nguồn điện.

 

(Theo Dân Trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ô nhiễm trong nhà nguy hại hơn sương mù

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI