»

Thứ bảy, 18/01/2025, 04:54:00 AM (GMT+7)

Nhiệt điện than đang thách thức môi trường, sức khỏe con người

(15:57:41 PM 17/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Nhiệt điện than đang thách thức môi trường, sức khỏe con người. Cần nhìn nhận toàn diện tác hại của loại năng lượng này để đưa ra các giải pháp phát triển an toàn- Những ý kiến đưa ra tại Tọa đàm “Nhiệt điện than và vấn đề an ninh năng lượng, môi trường và sức khỏe con người” do báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào tối 16/11 cho thấy những lo ngại từ dư luận, cũng như sự thúc bách tìm kiếm những nguồn năng lượng tái tạo nhằm phát triển bền vững, lâu dài.

Nhiệt[-]điện[-]than[-]đang[-]thách[-]thức[-]môi[-]trường,[-]sức[-]khỏe[-]con[-]người[-]

Nhiệt điện than đang thách thức môi trường, sức khỏe con người -Ảnh: IE

 
Đặt vấn đề các quốc gia phát triển có xu hướng giảm dần nhiệt điện than, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng, Nguyễn Trọng An cho biết: Có bằng chứng nhiệt điện than gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bụi trong khói và bụi trong xỉ than chứa những chất độc hại, đặc biệt là loại bụi siêu nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng chỉ cần 10 hạt bụi loại siêu nhỏ, kích thước chỉ bằng 1/30 sợi tóc có trong 1m3 không khí trong vòng 24 giờ là ngưỡng. Vượt quá ngưỡng này là nguy hiểm vì gây ra rất nhiều loại bệnh thông qua sự tiếp xúc.
 
Tại xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, cạnh nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, toàn bộ xã và 18 - 20 km xung quanh nằm trong cột khói cao 200 m. Tình trạng sức khỏe, số người tử vong do ung thư phổi, gan, ung thư dạ dày của xã này chiếm số lượng cao nhất trong tổng số những bệnh tật người chết hàng năm. Từ năm 2013 - 2017, số người chết do ung thư hàng năm từ 8 - 15 ca, chiếm 30 - 40% trong tổng số người chết. Nhưng đặc biệt bắt đầu từ năm 2014 tăng vọt, chiếm gần 45%, tức 15 người chết do ung thư phổi, gan, dạ dày trong tổng số 34 - 55 người chết của xã trong 1 năm.
 
“Theo tài liệu nghiên cứu có uy tín được công bố vào tháng 1 năm 2017 của các chuyên gia quốc tế về gánh nặng bệnh tật do nhiệt điện than tại Đông Nam Á thì với Quy hoạch Điện 7 ở Việt Nam, số ca tử vong sớm ở Việt Nam do ô nhiễm nhiệt điện than sẽ tăng từ 4.300 ca năm 2011 lên đến 15.700 ca vào năm 2030”, ông Nguyễn Trọng An đưa thông tin.
 
Khẳng định vai trò lịch sử của nhiệt điện than nhưng Phó giáo sư, Tiến sỹ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, đã đến lúc nhìn nhận toàn diện tác hại của nhiệt điện than. Trong đó, ở góc độ làm chính sách, cần xét xem hiệu quả, hệ quả của loại năng lượng này là như thế nào khi hàng năm có 94.000 ca mắc ung thư mới.
 
Đối với vấn đề an ninh năng lượng, bà Bùi Thị An thẳng thắn nêu vấn đề, chưa tính đến hiệu quả kinh tế, khi 1 đồng thu lợi nhuận do nhiệt điện than đem lại thì chi của xã hội cho bảo hiểm y tế tính ra là bao nhiêu? "Theo tính toán của thế giới, thu được 1 đô la Mỹ lợi nhuận chúng ta mất 3 đô la Mỹ cho bảo hiểm y tế, sức khỏe thế thì có nên làm hay không? Nếu tăng như thế thì sức khỏe người dân như thế nào, lợi bao nhiêu, thiệt bao nhiêu? Riêng chuyện bụi than, tro than gây ảnh hưởng rất nhiều đến biến đổi khí hậu, hậu quả của biến đổi khí hậu là nhiệt độ tăng lên. Vì vậy, an toàn sức khỏe của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu", bà Bùi Thị An nói.
 
Đánh giá về sự phát triển cũng như những nút thắt cần tháo gỡ của năng lượng tái tạo tại Việt Nam trước những tồn tại của nhiệt điện than, ông Nghiêm Vũ Khải, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho hay: Năng lượng tái tạo ở Việt Nam gặp rào cản về vấn đề chính sách. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển bền vững theo Thủ tướng chỉ đạo đã có đề án, cam kết, chương trình và cũng đã từng bước có những cơ chế, chính sách về năng lượng tái tạo được khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển.
 
"Ở Việt Nam, vấn đề bất cập về chính sách có biến chuyển nhưng biến chuyển chậm. Các đại gia như EVN hay PVN - doanh nghiệp chạy điện dầu khí chưa có quyết tâm phát triển năng lượng tái tạo, trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước chưa được phát huy. Trong khi đó, đối với năng lượng tái tạo nếu không nắm được công nghệ, không tham gia vào chuỗi công nghệ toàn cầu thì giá thành sẽ cao. Vì vậy, nếu chúng ta không phát triển công nghệ trong nước, không tham gia vào quá trình sản xuất các thiết bị năng lượng tái tạo như pin mặt trời, pin gió, hệ thống biến đổi điện áp, hệ thống điện lượng, không có những cơ chế khuyến khích, bù giá sẽ không thể phát triển được năng lượng tái tạo. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, không thể dựa mãi vào năng lượng truyền thống!", ông Nghiêm Vũ Khải khẳng định.
 
Chia sẻ những lo ngại cũng như thách thức đối với vấn đề phát triển năng lượng, trong đó có nhiệt điện than, ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Hiện nay, nhu cầu năng lượng chỉ bằng 1/3 so với năm 2030. Và đặt ra một loạt vấn đề mà chúng ta đang khó khăn. Tại diễn đàn Quốc hội kỳ này cũng đặt ra nhiều vấn đề về xử lý chất thải. “Nếu chúng ta vẫn giữ hoạch định như thế này thì sẽ vô cùng khó khăn cho đất nước. Tôi cũng xin chia sẻ một ý kiến là, tất cả phải có nghiên cứu khoa học. Nhưng một căn cứ có thể tác động đó là sơ đồ 7, trong đó đã dự tính 3,4 tỷ Đô la để bù đắp chi phí cho các vấn đề về y tế và môi trường. Rõ ràng, tất cả đã tính đến tác hại rồi. Vấn đề nữa, được biết giá thành than được bán cho điện bị khống chế, chứ không bán tự do", ông Nguyễn Hoàng Mai nhấn mạnh.
 
"Vấn đề an ninh năng lượng với vấn đề sức khỏe có sự gắn bó mật thiết, không thể hy sinh bất kỳ một vế nào. Người dân sống hàng ngày, cuộc sống tác động trực tiếp đến họ, do vậy những cái họ phản ứng là có lý do. Vì vậy, phải giải quyết vấn đề này như thế nào cho ổn thỏa", ông Nguyễn Hoàng Mai khẳng định.
Hạnh Quỳnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhiệt điện than đang thách thức môi trường, sức khỏe con người

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI