Môi trường » Không khí
Người dân hoang mang vì hít phải khí “lạ” từ xưởng phế liệu
(23:34:55 PM 07/12/2011)Trước đó, vào lúc 15h ngày 4/12, khi những công nhân của cơ sở thu gom phế liệu này cưa một bình khí kín thì xảy ra rò rỉ khí. Chị Nguyễn Thị Hương, nhà cạnh cơ sở trên cho biết: Lúc đó tôi nghe thấy tiếng nổ nhỏ, rồi một làn khói màu vàng từ bãi phế liệu bốc lên, bao trùm xung quanh, một mùi khó chịu, cay nồng xộc vào mũi. Lúc đó mọi người trong xóm cũng chạy hết ra ngoài, nên tôi cũng bế 2 con chạy nhưng vẫn hít phải một ít khí độc. Một lát sau thì 2 đứa con của tôi nôn thốc nôn tháo. Nhiều người ho sặc sụa, có người ho đến khản giọng.
Hàng chục bình khí đang được chủ cơ sở vận chuyển đi nơi khác. |
Cũng trong chiều 7.12, tại khu vực xảy ra vụ rò rỉ khí, chủ cơ sở này đang gấp rút sơ tán toàn bộ số sắt phế liệu sang một địa điểm khác. Khi đến nơi, chúng tôi thấy mặc dù là chuyến vận chuyển cuối cùng, vẫn còn hơn 10 bình khí kín, han rỉ (giống loại bình gây ra rò rỉ khí) đang chờ vận chuyển đi.
Ông Lê Quốc Trung, Trưởng công an xã Bắc Sơn cho biết: Sau khi xảy ra sự việc, công an xã đã có mặt tại hiện trường, đưa 3 người bị nạn do hít phải khí độc (gồm anh Vũ Đức Thịnh, Phạm Văn Nghĩa và Nguyễn Văn Sơn) đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp, đồng thời tiến hành phong tỏa hiện trường, báo cáo lên cấp trên và thu hồi chiếc bình khí gây ra vụ rò rỉ trên về trụ sở UBND xã.
Những vường rau héo úa do nhiễm khí độc. |
Chiếc bình khí này có chiều dài 1,3m, đường kính 25cm. Tuy nhiên, khi kiểm tra chiếc bình khí lại không hề có dấu hiệu bị cưa. Các cán bộ xã cho biết, hôm thu hồi tang vật, một thợ của xưởng đã “chuyển nhầm” chiếc bình có hình dáng, kích thước tương tự chiếc bình gây ra vụ rò rỉ.
Chủ cơ sở là Nguyễn Đức Tươi khai mua số phế liệu trên của một công ty thép trên địa bàn phường Quán Toan, quận Hồng Bàng. Sau đó, đoàn cán bộ thanh tra môi trường về làm việc, nhưng đến nay chưa thấy hồi âm lại.
Hiện tại, người dân tại khu vực này rất hoang mang, nhiều người còn không dám về nhà vì khí lạ vẫn còn rất nồng nặc. Rất mong cơ quan chức năng Hải Phòng có câu trả lời về khí lạ để người dân biết cách đối phó.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)