Môi trường » Không khí
Nam Định: Làng nghề Yên Tiến ô nhiễm nghiêm trọng
(12:00:02 PM 08/05/2012)
Ô nhiễm nghiêm trọng ở làng nghề Yên Tiến - Ảnh minh họa
Hệ lụy từ làng nghề
Do nghề thủ công mỹ nghệ tre, nứa chắp thời gian qua phát triển mạnh, hầu hết người dân của 19 thôn trong xã Yên Tiến đều tham gia làm nghề. Dù năm 2010 và 2011, thị trường nhập khẩu mặt hàng này có suy giảm, thì đến nay trên địa bàn xã vẫn có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tre, nứa chắp sang các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, EU… Trong tổng số gần 3.200 hộ (với trên 13.000 nhân khẩu) của Yên Tiến, có trên 2.000 hộ tham gia làm nghề thường xuyên, số còn lại làm nghề theo mùa vụ. Song nghề tre, nứa chắp đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, do công đoạn xử lý ngâm nguyên liệu tre, nứa trước khi đưa vào sản xuất. Ước tính bình quân mỗi ngày tại Yên Tiến sử dụng từ 150 đến 200 tấn tre, nứa. Mỗi năm, toàn xã sử dụng khoảng 70.000 tấn tre, nứa nguyên liệu. Để sản xuất ra thành phẩm, số lượng nguyên liệu này đều phải được xử lý thô bằng công đoạn bắt buộc là ngâm trong nước từ 2 đến 3 tháng. Do số lượng nguyên liệu quá lớn, nên toàn bộ những điểm có mặt nước của xã đều được người dân tận dụng để ngâm tre, nứa.
Ông Ngô Văn Ba - một hộ làm nghề ở thôn Đồng Tiến cho biết: “Vào trước đợt cao điểm xuất hàng, các hộ xếp lượt để được lấy phần mặt nước ngâm nguyên liệu, nhiều kênh tiêu phụ bị cạy nắp bêtông để thả tre, nứa xuống ngâm. Năm này qua năm khác, tất cả các vùng mặt nước của toàn xã Yên Tiến dần chuyển sang màu đen kịt, đặc quánh, bốc mùi hôi thối nồng nặc khắp toàn xã. Năm 2005, số liệu đo đạc của cơ quan chuyên môn tại các kênh, ao, hồ của Yên Tiến cho thấy, các thông số độc hại như BOD, COD, SS… đều vượt từ 5 đến 25 lần mức cho phép.
Hiện nay, do không có biện pháp xử lý, ngăn chặn nào, nên khẳng định mức độ ô nhiễm còn cao hơn nhiều lần. Kết luận khoa học khẳng định nguồn nước mặt tại Yên Tiến không thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác, kể cả tưới tiêu nông nghiệp. Chưa hết, do thời gian kéo dài, ô nhiễm đã ngấm từ ao, hồ xuống nước ngầm. Tất cả các giếng đào, giếng khoan, nguồn nước ngầm của Yên Tiến cũng đều có màu sẫm, vẩn và có mùi lạ. Biết vậy, nhưng vẫn phải dùng, vì đến nay mới chỉ có nửa xã miền trên được tiếp nhận nguồn nước máy từ Nhà máy nước Ý Yên, lượng nước vẫn chưa đảm bảo nhu cầu các hộ. Nửa xã miền dưới của xã vẫn phải dùng nước mưa, nước giếng lọc để sinh hoạt. Đến kỳ hội làng, mỗi năm có tục lệ rước nước, các thôn đều phải lên giếng làng xin nước về rước, vì không tìm đâu ra chỗ nào còn nước sạch...
Bất lực trước tình trạng ô nhiễm
Vào mùa hè, mức độ ô nhiễm càng trầm trọng, do nhiệt độ cao hoặc mưa lớn đều làm lan rộng, khuếch đại mùi hôi thối từ các ao hồ, kênh mương bao phủ khắp làng trên, xóm dưới. Đây là thực trạng tồn tại từ nhiều năm nay tại xã Yên Tiến, nhưng đến nay chưa hề được xử lý, khắc phục, không chỉ gây ra những hệ lụy trực tiếp trong cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của trên 13.000 dân toàn xã, mà còn ảnh hưởng đến cả các địa phương lân cận.
Bên cạnh tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, các chỉ số về bụi, tiếng ồn của Yên Tiến đều vượt quá mức cho phép. Vài năm gần đây, do thị trường xuất khẩu khó khăn hơn, một số hộ trong xã chuyển hướng sang sản xuất đồ thờ. Môi trường làng nghề Yên Tiến lại tiếp nhận thêm một tác nhân gây ô nhiễm từ sơn PU với chất dung môi Acetol gây bệnh trực tiếp cho đường hô hấp. Đáng nói là hàng chục năm trôi qua, dù nhận thức rõ về sự ô nhiễm này, nhưng xã Yên Tiến chưa có biện pháp đáng kể gì khắc phục. Năm 2005, không ít người dân Yên Tiến khấp khởi mừng khi nghe tin UBND xã sẽ triển khai dự án trị giá trên 4,5 tỷ đồng về xây dựng khu vực ngâm tre nứa tập trung và triển khai các biện pháp xử lý nguồn nước ngâm tre nứa. Tuy nhiên, dự án này sau khi được xây dựng xong về lý thuyết, thì dần trôi vào im lặng. Ông Ngô Văn Hùng - cán bộ địa chính, môi trường của xã, cho biết lý do không thực hiện được dự án vì “không có đủ quỹ đất công”. Theo tính toán, diện tích đất cần để triển khai khu ngâm tre nứa nguyên liệu tập trung lên tới 50 ha, bằng hơn 5% tổng quỹ đất toàn xã, nên không thể triển khai được. Bên cạnh đó, do kinh phí để xử lý tại chỗ ô nhiễm nguồn nước ngâm tre nứa bằng công nghệ là quá cao, đội giá đầu vào sản phẩm tăng gần 30%, nên giải pháp xử lý ô nhiễm từ các hộ, cơ sở sản xuất cũng thất bại.
Hậu quả từ ô nhiễm đã thể hiện ngày càng nặng nề trong đời sống của cư dân địa phương. Ông Bùi Sỹ Đăng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Yên Tiến cho biết: “Tác động của ô nhiễm môi trường với Yên Tiến ngày càng đáng lo ngại. Tỷ lệ các bệnh về phổi, ngoài da, bệnh tiêu hóa, bệnh mắt tăng cao. Năm 2011, tỷ lệ mắt hột hoạt tính trong học sinh là 1,28%. Bệnh lao còn 7 bệnh nhân. Bệnh viêm hô hấp trên luôn phát triển với chỉ số rất cao vào mùa hè. Đặc biệt, chỉ số bệnh ung thư là đáng lo ngại nhất, năm nào cũng có vài trường hợp tử vong vì ung thư. Riêng năm 2011, xã có tới 11 người chết do ung thư”. Cùng với bệnh tật, nguồn nước của các kênh tưới tiêu bị ô nhiễm đang gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Thậm chí, người dân của xã lân cận như Yên Ninh, Yên Bằng, Yên Quang… cũng phản ánh ô nhiễm kênh S40-48 đang gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các xã này.
Làng nghề đã đem lại thu nhập cao cho người dân Yên Tiến, song chất lượng cuộc sống của họ đang dần rơi xuống vực thẳm do môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thiết nghĩ, chính quyền cũng như các ban, ngành chức năng huyện Ý Yên nói chung và xã Yên Tiến nói riêng, cần phải có một quy hoạch tổng thể hợp lý cho phát triển làng nghề bền vững, để cuộc sống của người dân hôm nay cũng như các thế hệ tương lai của địa phương không còn phải lo lắng về môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…