Môi trường » Không khí
Nam Định: Không còn "Bình Yên" vì... ô nhiễm
(21:34:51 PM 09/12/2011)Ô nhiễm làng nghề- Ành minh họa
Ngay từ lúc đặt chân tới đầu làng Bình Yên, từng luồng khói từ các lò cán nhôm xả trực tiếp ra môi trường đã làm cho khách bộ hành khó thở. Khúc sông chạy quanh làng nhiều đoạn bị cặn kim loại ứ đọng thành mảng lớn, gây cản trở dòng chảy. Làng Bình Yên mới được hình thành trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất thuần nông sang phát triển nông nghiệp kết hợp với các hoạt động sản xuất công nghiệp 1989. Ban đầu chỉ có 4 hộ chế tạo các loại chậu, xoong nhôm với nguyên liệu nhôm cán được nhập về từ làng Vân Chàng (Nam Định) hoặc Bắc Ninh. Nhưng hiện giờ Bình Yên có tới 210 hộ sản xuất nhôm, trong đó có 32 hộ nấu nguyên liệu, 140 hộ cán kéo và tạo hình, 38 hộ cô nhôm.
Sự phát triển của sản xuất công nghiệp đang đóng vai trò quan trọng và tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, song do việc phát triển sản xuất của làng nghề còn mang tính tự phát, công nghệ lạc hậu, thiết bị thiếu đồng bộ, ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế, nên ô nhiễm môi trường ở làng Bình Yên đang ở mức báo động.
Theo số liệu gần đây của Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) tỉnh Nam Định, tại làng nghề Bình Yên, lượng phốt pho tổng vượt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) từ 1,09 lần đến 7,6 lần, thông số kẽm vượt TCVN từ 7,7 lần đến 33,8 lần. Hàng tháng, chất thải độc hại từ quá trình sản xuất thải ra môi trường lên đến 39,59 tấn (cặn nhôm, xỉ than/tro, các chất thải khác). Qua kết quả điều tra cho thấy, hoạt động sản xuất của làng nghề đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đất, nước, không khí.
Quá trình nhúng rửa, hoàn thiện sản phẩm đã thải một lượng lớn nước thải có chứa xút, a-xít, hơi kim loại. Nước thải từ sản xuất có chứa cặn Crom, xút trung bình 5m3/hộ/ngày không được thu gom xử lý đang được thải trực tiếp ra vườn, hệ thống sông, kênh mương gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng. Quá trình cô nhôm, cô lon cũng đã thải ra khói bụi kim loại gây ảnh hưởng tới môi trường không khí. Nhiên liệu chính sử dụng trong sản xuất ở làng nghề là than. Quá trình đốt than, nung chảy phế liệu nhôm, vỏ lon phát sinh một lượng lớn các khí thải độc hại đang gây ô nhiễm tới môi trường không khí làng nghề với một lượng lớn khí độc hại như khói, bụi, CO, SO2, NO2, hơi xút…Ô nhiễm môi trường do nhiệt độ và tiếng ồn phát ra từ các máy cán nhôm, máy thụt… cũng đang diễn ra hàng ngày tại đây.
Không chỉ dừng lại ở đó, ô nhiễm môi trường đang từng ngày từng giờ đe dọa sức khỏe của người dân nơi đây. Các tác nhân hóa học độc hại như a-xít, xút, muối kim loại nặng… là nguyên nhân gây ra các bệnh ở người như mẩn ngứa ở da, ung thư…Lượng khí độc hại xả trực tiếp ra môi trường có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây buồn nôn, chóng mặt…
Tiếp chúng tôi tại trụ sở UBND xã Nam Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Ngoãn cho biết: Năm 2007, xã được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và xử lý chất thải rắn từ nguồn vốn ngân sách về môi trường của tỉnh, địa điểm xây dựng thuộc cánh đồng làng Bình Yên. Từ tháng 6/2008 đến 3/2010, xã tiếp nhận và thực hiện tiểu dự án quản lý chất thải tại làng nghề Bình Yên do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ phối hợp thực hiện.
Thông qua tiểu dự án, làng nghề Bình Yên đã được hỗ trợ kinh phí để triển khai các hoạt động: tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường, xây dựng các thông điệp về môi trường; tổ chức các buổi lễ ra quân làm sạch môi trường, thành lập đội thu gom rác thải…Thí điểm thành công 2 mô hình: Giảm thiểu nước thải từ quá trình nhúng mạ sản phẩm nhôm và Giảm thiểu khói bụi với loại hình sản xuất cô lon, nhôm; hỗ trợ các hộ sản xuất trong làng nghề xây dựng hố ga thu nước thải từ quá trình nhúng rửa sản phẩm nhôm và xây ống khỏi giảm thiểu khói bụi…Gần 2 năm triển khai, cảnh quan môi trường làng nghề đã được cải thiện đáng kể.
Sau khi dự án kết thúc, UBND xã cũng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã vẫn tiếp tục ở mức báo động, nguyên nhân số lượng tham gia và mở rộng sản xuất của các hộ gia đình ngày càng tăng, trong khi công nghệ sản xuất vẫn lạc hậu, manh mún… Ông Ngoãn cũng cho biết thêm, vừa qua Cục Kiểm soát ô nhiễm phối hợp với Công ty cổ phần công nghệ thân thiện môi trường Bách Khoa (BKEST), Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định, Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi trường tỉnh Nam Định đang xây dựng, áp dụng thí điểm mô hình xử lý khí thải sản xuất cô đúc nhôm từ nhôm phế liệu, vỏ lon bia, nước ngọt… tại làng nghề Bình Yên. Trong khi việc thí điểm mô hình này chưa có kết quả thì mỗi ngày vẫn có hàng tấn chất thải độc hại từ việc chế biến nhôm đổ ra môi trường.
Không thể phủ nhận kết quả cải thiện đáng kể từ các dự án xử lý chất thải và khí thải đã được áp dụng tại làng nghề Bình Yên. Đáng tiếc, khi dự án kết thúc thì tình trạng ô nhiễm lại trở về như cũ. Nạn nhân đầu tiên và trực tiếp của tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng này là người dân làng Bình Yên. Ý thức được sự nguy hiểm ngay bên cạnh, nhưng không ít người dân Bình Yên lại bàng quan cho rằng vấn đề bảo đảm môi trường sống là việc của các cơ quan chức năng. Còn các hộ gia đình sản xuất chế biến nhôm hầu như chỉ tập trung thu lợi và tìm cách hạn chế tối đa chi phí đầu tư cho công nghệ xử lý. Do đó, rất có thể những mô hình xử lý chất thải và khí thải đã, đang và sẽ được áp dụng sẽ vẫn chỉ dừng lại ở khâu “trình diễn” thí điểm, không mang lại kết quả đồng bộ, lâu dài nếu không có sự chung sức vào cuộc từ nhiều phía, nhất là cộng đồng dân cư ở đây.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…