Môi trường » Không khí
Một sự thật "gây sốc" ở Đà Nẵng
(12:17:54 PM 24/08/2012)Đây là những người không có trong danh sách các nạn nhân chất độc da cam của thành phố, không có biểu hiện bị nhiễm dioxin như nhiều nạn nhân khác. Đầu tháng 9 này, 25 người (đợt 1) sẽ được ra Bệnh viện 103 - Học viện Quân y (Hà Nội) điều trị tẩy độc trên cơ thể bằng phương pháp Hubbard...
Cả họ bàng hoàng
Ông Võ Được chưa từng nghĩ trong cơ thể mình lại có dioxin, nhưng kết quả kiểm tra lại khác...
Suốt mấy ngày qua, ông Võ Được (58 tuổi, trú K195/4 Thái Thị Bôi) - người cao tuổi nhất trong đại gia đình họ Võ sống quanh khu vực tổ 53-54, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng luôn mang bên mình danh sách người thân vừa có kết quả nhiễm nồng độ dioxin cao. Bởi lẽ, cả gia đình và hàng xóm của ông không ngớt quan tâm, thắc mắc về vấn đề này.
Ông Được cho biết, năm 2006, 18 người trong gia đình bốc thăm ngẫu nhiên để lấy máu cho Dự án khảo sát và giải quyết ô nhiễm dioxin tại Đà Nẵng (DDAMP), Quỹ Ford tài trợ, do các thành viên Công ty Tư vấn Hatfield, Văn phòng 33 của Chính phủ và Bộ Y tế thực hiện.
Chuyện tưởng đã lãng quên, không ngờ vài tuần trước, cả họ (Võ Được, Võ Thấu, Võ Tư...) choáng váng khi hay tin 18 người đều bị nhiễm dioxin. Và bản thân ông Được cũng không nằm ngoài danh sách đó. Nói đến đây, người đàn ông luôn tỏ ra mực thước, điềm đạm, trình bày rành rọt vấn đề chợt nghẹn lời.
Dioxin từ đâu “vào” cơ thể, bị nhiễm chất độc này từ bao giờ, điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đây...? Đó là những câu hỏi cứ bật lên không dứt trong tâm trí các thành viên gia đình ông. Theo ông Được, 18 người được xét nghiệm, còn các thành viên khác do sinh sống nơi khác hoặc làm ăn xa nên chưa có cơ hội khảo sát. Cầm tờ “gia phả” đặc biệt, ông liệt kê một số người đã mất vì ung thư gan, lâm bệnh khó chữa, vô sinh trong vài năm gần đây.
Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố cho biết cũng vừa nhận danh sách 62 người tham gia khảo sát. “Đau lòng”! Đó là câu cửa miệng của bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội khi nói về các trường hợp này. Nhiều gia đình khác cũng có cha mẹ, con cái và anh chị cùng nhiễm dioxin. Bà Hiền nói: “Lâu nay nói tới nạn nhân chất độc da cam thì mình nghĩ ngay đến những người tham gia kháng chiến, người thương tật, trẻ dị dạng… Không ngờ có những con người bề ngoài bình thường nhưng họ đã là “nạn nhân” từ bao giờ mà không hay biết”.
Hy vọng vào phương pháp Hubbard
Khả quan với tẩy độc bằng phương pháp Hubbard Đó là nhận định của Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Bá Vượng, người phụ trách quá trình điều trị tẩy độc cho các nạn nhân Đà Nẵng tại Bệnh viện 103 - Học viện Quân y trong thời gian tới. Bác sĩ Vượng cho biết, việc tẩy dioxin trên người bằng phương pháp Hubbard khả quan do những kết quả thu nhận từ Trung tâm khử độc Thái Bình, nơi đã thực hiện cho nhiều bệnh nhân là cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong. |
Cư dân sinh sống gần khu vực sân bay Đà Nẵng là đối tượng chính của nghiên cứu, được chọn một cách ngẫu nhiên và tự nguyện tham gia vào chương trình. Đối tượng tham gia tối thiểu 18 tuổi, phải sống tại khu vực nghiên cứu ít nhất 5 năm liên tiếp (loại trừ thời gian vắng mặt hoặc đi phép dưới 6 tháng) và được yêu cầu cho 80ml máu để phân tích dioxin, furan, PCBs, lipid huyết thanh.
Việc tẩy độc dioxin bằng phương pháp Hubbard được nhà khoa học L.Ron Hubbard nghiên cứu và ứng dụng ở Mỹ và Nga sau thảm họa Chernobyl năm 1986. Phương pháp này được áp dụng điều trị cho binh lính Mỹ tham gia chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, lính cứu hỏa và các nạn nhân trong vụ sập Trung tâm thương mại thế giới ở New York.
Ông Được cho hay, các nạn nhân đợt này sẽ ra Hà Nội chữa khoảng một tháng và miễn phí hoàn toàn tiền đi lại, ăn ở, điều trị. Nếu thành công thì từ đây sẽ mở ra hy vọng cho nhiều người bất hạnh khác. Ông mong rằng các chương trình tẩy độc nên chú trọng vào đối tượng nạn nhân là người trẻ tuổi, bởi tương lai của họ còn rất dài.
Một điều nữa khiến ông và nhiều người khác quan tâm là nếu họ bị nhiễm dioxin từ nguồn nước hay các yếu tố khác liên quan tới môi trường thì sau khi chữa bệnh trở về liệu người dân nên có tiếp tục nếp sinh hoạt cũ hay không. Trước khi đợi các nhà môi trường vào cuộc, ông và người dân sống quanh đó chỉ biết ứng phó bằng cách tuyệt đối không dùng nước giếng khơi hay ăn các loại thủy sinh trên khu vực bị nghi nhiễm dioxin.
Theo Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Bá Vượng, ở Việt Nam hiện nay chưa đưa ra kết luận chính thức về mức nhiễm dioxin có trong cơ thể như thế nào thì gọi là cao, và mức nào là bình thường, tùy thuộc những nước khác nhau mà họ đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau. Về cơ bản thì phương pháp Hubbard giúp loại bỏ được rất nhiều độc chất. Với số lượng không nhỏ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng được khuyến khích nên xây trung tâm khử độc tố. Tuy nhiên, đây là công trình đòi hỏi nhiều công sức, quyết tâm, tài chính và đội ngũ chuyên gia khử độc.
Chương trình lấy mẫu máu/sữa để khảo sát và giải quyết dioxin tại Đà Nẵng năm 2006, thuộc Dự án khảo sát và giải quyết ô nhiễm (DDAMP)
Mô tả nghiên cứu: Nghiên cứu gần đây phát hiện hàm lượng cao hóa chất (dioxin và furan) trong đất, bùn tại sân bay Đà Nẵng. Có hàng trăm loại dioxin và furan khác nhau. Một chất đặc biệt trong số các chất này (TCDD) được Chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế xác định là yếu tố gây ung thư. Dự án nhằm khảo sát mức độ phơi nhiễm dioxin và furan trong môi trường và con người khu vực lân cận sân bay Đà Nẵng, đồng thời lên phương án bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng như làm sạch khu vực phơi nhiễm.
Phương pháp Hubbard
Đây là phương pháp hoàn toàn dựa trên cơ chế tuần hoàn, trao đổi chất của cơ thể con người. Có thể hiểu một cách đơn giản là hóa chất độc hại khi nhiễm vào cơ thể chủ yếu được tích lũy ở các mô mỡ, nằm ngoài khả năng chữa trị của các loại thuốc thông thường. Mỗi ngày, những người bị phơi nhiễm dioxin dậy từ 5 giờ 30 để chuẩn bị cho quá trình tẩy độc.
Sau khi được bác sĩ khám sức khỏe, đo huyếp áp, tim mạch, họ sẽ uống các loại vitamin chiết xuất từ thảo dược với hàm lượng cao rồi vận động mạnh trong 30 phút để mồ hôi toát ra càng nhiều càng tốt, sau đó xông hơi. Khi mồ hôi được toát ra, các chất cặn độc trong cơ thể cũng theo đó ra ngoài.
Trong khi xông hơi, họ được bổ sung nước pha khoáng chất, muối biển nhằm bù lại lượng nước đã mất. Kết thúc một ngày xông hơi, các nạn nhân được bổ sung dầu thảo dược tăng cường sức khỏe.
Thời gian tẩy độc có thể khác nhau, tùy thuộc vào lượng độc tố và sự biến chuyển bệnh tình của mỗi người. Thông thường mỗi người tham gia từ 20-25 ngày. Chỉ khi nào tình trạng bệnh của người tham gia có chuyển biến tốt, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ thì mới kết thúc đợt khử độc. |
(Nguồn: Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…