»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:51:56 AM (GMT+7)

Hoa sữa ở Quy Nhơn, từ "cuồng yêu" thành "bức tử" Tin ảnh

(20:16:49 PM 18/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Đã có thời, vì yêu những ca từ lãng mạn “hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm...” trong bài hát “Hoa sữa” mà người dân Quy Nhơn đồng loạt trồng cho đến ngày nhiều người “tỉnh ngộ”, thậm chí đòi “bức tử”.

Sáng 15.11, Công ty cổ phần Công viên, Cây xanh và Chiếu sáng đô thị Quy Nhơn (Bình Định) tiếp tục huy động nhân công chặt tỉa hoa sữa ở thành phố Quy Nhơn để đảm bảo sức khỏe cho người dân.



[-]Hoa[-]sữa[-]ở[-]Quy[-]Nhơn,[-]từ[-]"cuồng[-]yêu"[-]thành[-]"bức[-]tử"
Đường Lê Xuân Trữ trồng hoa sữa dày đặc (khoảng 5m/cây), mỗi khi ra hoa gây mùi nồng nặc khiến người dân bức xúc - Ảnh: Hoàng Trọng


“Cuồng yêu”


Theo ông Bùi Văn Thành (68 tuổi, ở 33 Trần Bình Trọng, Quy Nhơn), ở Quy Nhơn đang rộ lên phong trào đòi cơ quan chức năng chặt bỏ hoa sữa nhưng chưa sôi động bằng thời gian cách đây hơn 20 năm, khi người ta dang tay đón nhận nó.


Năm 1994, khi ông Thành đang công tác tại Viện sốt rét ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn thì chính quyền địa phương bắt đầu triển khai trồng đại trà hoa sữa trên các tuyến đường.


Ban đầu, chính quyền TP triển khai trồng hoa sữa trên các tuyến đường chính như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học, Hai Bà Trưng... Theo quy định, khoảng 40 m sẽ trồng một cây hoa sữa.


Trong khoảng thời gian những cây hoa sữa đầu tiên được trồng ở Quy Nhơn chưa ra hoa, nhiều người dân thấy loại cây này dễ trồng, mau lớn, che mát… do tán rộng nên tìm cách mua về trồng trước nhà mình.


“Ban đầu, Công ty Công trình đô thị Quy Nhơn bán 20.000 đồng/cây hoa sữa con. Tuy nhiên, do số lượng người mua đông nên sau đó giá cây hoa sữa được đẩy lên 80.000 đồng/cây nhưng vẫn khan hiếm hàng. Thời điểm này, vàng có giá khoảng 500.000 đồng/chỉ”, ông Thành nói. Từ năm 1994 -1998, có hàng ngàn cây hoa sữa được trồng trên các tuyến đường và khu dân cư ở TP.Quy Nhơn. Những năm sau đó, người dân TP.Quy Nhơn vẫn tiếp tục tự trồng hoa sữa rải rác trên các tuyến đường.


Ông Thành cho rằng nguyên nhân cây hoa sữa được cơ quan chức năng tỉnh Bình Định chọn để trồng tại TP.Quy Nhơn và được người dân yêu thích có phần bắt nguồn từ bài hát “Hoa sữa” của nhạc sĩ Hồng Đăng. Tuy bài hát này ra đời năm 1978 nhưng đến hàng chục năm sau mới được nhiều người ưa chuộng.
“Lãnh đạo tỉnh Bình Định đi công tác ra Hà Nội, cũng có người học tại đó, từng có nhiều kỷ niệm gắn bó với thủ đô, từng biết đến mùi hoa sữa rồi khi nghe bài hát “Hoa sữa” đầy lãng mạn như thế thì ai mà không thích. Đa số người dân Bình Định lúc đó còn chưa biết đến hoa sữa như thế nào nhưng khi nghe bài hát “Hoa sữa” thì làm sao mà không mong cái cảm giác “hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm...” có ngay tại nhà mình”, ông Thành kể.


Lúc đó, có nhiều người từng đi tập kết, sống lâu năm ở miền Bắc có can ngăn, kiến nghị nhưng khi mà cả lãnh đạo và người dân đang chìm trong cơn mê hoa sữa như thế thì ai mà nghe”, ông Thành nói. Khi vài cây hoa sữa đầu tiên ở Quy Nhơn bắt đầu nở hoa, mùi hương của nó thoang thoảng thì người ta càng yêu thích nó, bằng mọi cách tìm về để trồng.


[-]Hoa[-]sữa[-]ở[-]Quy[-]Nhơn,[-]từ[-]"cuồng[-]yêu"[-]thành[-]"bức[-]tử"
Hoa sữa trên đường Hai Bà Trưng bị tỉa hết cành vào sáng 15.11 - Ảnh: Hoàng Trọng


Tỉnh ngộ


Ông Thành kể tiếp, khi hoa sữa bắt đầu đồng loạt ra hoa thì nhiều người mới “tỉnh ngộ”. Ở miền Bắc, khí hậu lạnh, khoảng 300 - 400 m mới có một cây hoa sữa, thậm chí cả phố mới có một cây thì ở Quy Nhơn, có nhiều tuyến đường chưa đầy 20 m đã có một cây hoa sữa.


Hoa sữa được trồng dày đặc, mỗi khi đồng loạt trổ hoa thì mùi nồng không ai chịu nổi, có người sinh bệnh vì nó. Do đó, nhiều người dân kiến nghị cơ quan chức năng chặt bỏ cây hoa sữa. Những năm gần đây, khi hoa sữa ra hoa ngày càng nhiều thì số người kiến nghị chặt bỏ cây hoa sữa càng đông dần.


Nhiều người nghĩ rằng cây mình trồng ra trên đường phố thì mình có quyền chặt nhưng mỗi khi chặt thì bị Công ty cổ phần Công viên, Cây xanh và Chiếu sáng đô thị Quy Nhơn ngăn. Nhiều người phải lén lút chặt tỉa hoa sữa vào ban đêm. Thậm chí, có người đào gốc hoa sữa đổ vôi, nhớt thải... nhưng nó vẫn không chết.


“Vài năm gần đây, người dân liên tục yêu cầu chặt bỏ cây hoa sữa. Những lần tiếp xúc cử tri ở phường Lê Lợi, chúng tôi kiến nghị chặt tỉa, di dời hoa sữa thì được cơ quan chức năng trả lời rằng những cây do Công ty Công trình đô thị Quy Nhơn trồng đã được chặt tỉa, di dời ra xa khu dân cư hết rồi, những cây còn lại là do người dân tự trồng”, ông Thành nói.


[-]Hoa[-]sữa[-]ở[-]Quy[-]Nhơn,[-]từ[-]"cuồng[-]yêu"[-]thành[-]"bức[-]tử"
Một cây hoa sữa sát nhà dân bị chặt tỉa - Ảnh: Hoàng Trọng


 Còn ông Trần Đông A (ở đường Phó Đức Chính, Quy Nhơn) thì cho rằng việc chặt tỉa bớt hoa sữa là cần thiết nhưng không thể chặt bỏ hết.


“Chặt bỏ hết hoa sữa rồi trồng lại cây khác rất tốn kém, gây lãng phí ngân sách, cần phải có cách ứng xử như thế nào cho hợp lý. Cây hoa sữa gây mùi nồng nặc khi nó đồng loạt trổ hoa khoảng 2-3 tháng cuối năm. Nếu thời điểm này, Công ty cổ phần Công viên, Cây xanh và Chiếu sáng đô thị Quy Nhơn chặt tỉa chỉ chừa lại một vài nhánh nhỏ thì mùi hoa sữa sẽ còn thoang thoảng. Những tháng còn lại trong năm, cây hoa sữa lại nẩy chồi, cho bóng mát”, ông A nói.


Đến đầu tháng 11.2015, hoa sữa ở thành phố Quy Nhơn đồng loạt trổ hoa, gây mùi nồng nặc khiến người dân bức xúc. Một số đoạn đường trên các tuyến đường Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Nguyễn Du, Lê Xuân Trữ, Tăng Bạt Hổ... hoa sữa thực sự trở thành “ác mộng” của người dân.


[-]Hoa[-]sữa[-]ở[-]Quy[-]Nhơn,[-]từ[-]"cuồng[-]yêu"[-]thành[-]"bức[-]tử"
Hoa sữa trên đường Trần Hưng Đạo dày đặc, trổ hoa đồng loạt - Ảnh: Hoàng Trọng

[-]Hoa[-]sữa[-]ở[-]Quy[-]Nhơn,[-]từ[-]"cuồng[-]yêu"[-]thành[-]"bức[-]tử"
Công nhân Công ty cổ phần Công viên, Cây xanh và Chiếu sáng đô thị Quy Nhơn đang chặt tỉa hoa sữa trên đường phố Quy Nhơn - Ảnh: Hoàng Trọng

[-]Hoa[-]sữa[-]ở[-]Quy[-]Nhơn,[-]từ[-]"cuồng[-]yêu"[-]thành[-]"bức[-]tử"
Hoa sữa Quy Nhơn đang mùa nở rộ - Ảnh: Hoàng Trọng


Liên tiếp trong những ngày qua, Công ty cổ phần Công viên, cây xanh và Chiếu sáng đô thị Quy Nhơn đã huy động lực lượng chặt tỉa hoa sữa trên đường phố Quy Nhơn. Đến sáng 15.11, hầu hết hoa sữa ở Quy Nhơn đều đã bị chặt tỉa, chỉ còn lại các đường Trần Hưng Đạo.


Theo ông Đỗ Đình Phương, Giám đốc Công ty cổ phần Công viên, Cây xanh và Chiếu sáng đô thị Quy Nhơn, toàn TP.Quy Nhơn chỉ còn khoảng 800 cây hoa sữa.


“Chúng tôi sẽ tiến hành chặt tỉa hết hoa sữa trên các tuyến đường để bảo đảm sức khỏe cho người dân. Về lâu dài, chúng tôi sẽ dần di chuyển cây hoa sữa ra khỏi các khu dân cư, đường phố Quy Nhơn thay thế bằng các loại cây theo quy hoạch của UBND TP”, ông Phương nói.

Cây hoa sữa bắt đầu được trồng ở Quy Nhơn trong khoảng năm 1993-1994, khi đó tôi đang làm Chủ tịch UBND TP. Năm đó, sau khi có chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định thì UBND TP.Quy Nhơn, ngành Lâm nghiệp tỉnh và Công ty Công trình đô thị Quy Nhơn mới cử người ra Hà Nội xin giống hoa sữa về ươm để trồng đại trà. Hồi đó, chúng tôi không lường được chuyện trồng hoa sữa quá dày, khi nó trổ hoa đồng loạt gây mùi nồng nặc như thế. Nếu trồng ít và xa nhà dân một chút thì hay quá. Như chỗ nhà tôi ở đường Tăng Bạt Hổ, cả cây số mới có một cây hoa sữa, mùi của nó thoảng thoảng cũng thích, người dân có ý kiến gì đâu. (Ông Trần Văn Xuân, nguyên chủ tịch UBND TP.Quy Nhơn).


.Theo đại diện UBND TP.Quy Nhơn, từ năm 2012, đơn vị này đã ban hành quy định chủng loại cây xanh trồng trên vỉa hè cho 167 tuyến đường phố nội thành. Chẳng hạn như đường Hùng Vương được quy định trồng me ta; đường Nguyễn Tất Thành và đường An Dương Vương trồng sao đen; đường Lê Hồng Phong (bên vỉa hè số nhà chẵn) được trồng sao đen; bên phía nhà lẻ được trồng me ta; đường Nguyễn Thái Học bên vỉa hè số nhà chẵn trồng dầu rái, bên phía vỉa hè số nhà lẻ trồng bằng lăng…

 

Nguồn: TNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hoa sữa ở Quy Nhơn, từ "cuồng yêu" thành "bức tử"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI