Môi trường » Không khí
Giải quyết làm sao với lò gạch thủ công gây ô nhiễm?
(08:39:57 AM 13/02/2012)
Lò gạch gây ô nhiễm đang là vấn đề nan giải tại Hòa Bình
Tại huyện Tân Lạc (Hòa Bình) hiện vẫn còn hơn 20 lò gạch thủ công hoạt động, nhiều nhất ở xã Quy Hậu và Mãn Đức. Theo phản ánh của nhân dân hai xã, các lò gạch này sử dụng nguyên liệu chủ yếu là than củi, than đá và than trộn bùn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là vào mùa khô. Khu sản xuất này mỗi năm cung ứng ra thị trường từ 5-7 triệu viên gạch, đồng thời giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 40 lao động phổ thông với mức thu nhập từ 1,5 đến 2 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù hiệu quả kinh tế mang lại cho chủ lò gạch và người dân trong vùng khá quan trọng, nhưng hệ lụy của nó để lại cho môi trường cũng không hề nhỏ. Đất bị cầy xới, khí độc hại gây ô nhiễm làm ảnh đến sức khỏe của nhân dân trong vùng, nhiều diện tích hoa màu giảm năng suất... Chủ lò gạch Đặng Văn Sơn, ở thôn Tân Phong, xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc cho biết: Gia đình tôi cũng biết sản xuất gạch theo kiểu thủ công là trái với chủ trương, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và cuộc sống người dân. Nhưng thực tế, gia đình không đủ điều kiện vay số vốn lớn để chuyển đổi sang lò sản xuất công nghệ hiện đại, nên đành để nó hoạt động, đến đâu hay đến đó.
Có tận mắt chứng kiến những lò gạch thủ công nhả khói trắng đục, mùi hôi nồng nặc bay theo chiều gió, mới thấu hiểu nỗi khổ của người dân nơi đây. Chị Bùi Thị Hương, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ xóm Đồi I, xã Kim Tiến, huyện Kim Bôi cho biết: Từ khi các lò gạch thủ công mọc lên, số trẻ em bị nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi tăng, nhiều trường hợp phải đưa đi cấp cứu. Cả xóm Đồi I có hơn 130 hộ thì có đến hơn 70 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp từ khói của các lò gạch thủ công nhả ra.
Trước thực trạng trên, Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo phòng kinh tế hạ tầng ở các huyện, thành phố rà soát các lò gạch thủ công đang hoạt động để có giải pháp xử lý. Riêng hai huyện Tân Lạc và Kim Bôi, có số lượng lò gạch thủ công hoạt động nhiều, cần có những giải pháp mạnh hơn, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất, dần thực hiện cưỡng chế và đóng cửa các lò gạch thủ công. Phấn đấu đến năm 2012 dứt điểm xóa bỏ toàn bộ số lò gây ô nhiễm.
Theo ông Trần Hồng Quang, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình: bài toán xóa lò gạch thủ công còn nhiều nan giải, nguyên nhân chính khiến các chủ lò bỏ qua chủ trương là vì kinh phí đầu tư quá lớn, nguồn đất phục vụ sản xuất lại cạn kiệt, năng lực, trình độ để vận hành lò mới chưa có, nên việc xóa bỏ lò gạch thủ công cần triển khai các phương án đồng bộ. Trong đó, cần chú trọng hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để các cơ sở sản xuất gạch chuyển đổi công nghệ sản xuất. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi sang sử dụng vật liệu không nung. Có như vậy, việc xóa bỏ lò gạch thủ công mới thực sự có hiệu quả.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…