»

Thứ bảy, 22/02/2025, 16:21:37 PM (GMT+7)

Đừng hít thở sâu ở New Delhi

(08:00:03 AM 13/02/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhiều cuộc trò chuyện ở New Delhi bị gián đoạn bởi những cơn ho sặc sụa do người dân hít phải khói bụi

Bất kỳ ai đang sống ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ cũng phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hít thở sâu. Lý do, theo nghiên cứu mới của Trung tâm Khoa học và Môi trường Ấn Độ (CSE), New Delhi đã qua mặt Bắc Kinh - Trung Quốc để đạt “danh hiệu” thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới.

 

Sự im lặng khó hiểu

 

Vào những ngày ô nhiễm nghiêm trọng, bầu không khí ở New Delhi âm u đến nỗi xe cộ phải đi chậm lại nếu không muốn tai nạn xảy ra. Nhiều cuộc trò chuyện bị gián đoạn bởi những cơn ho sặc sụa do người dân hít phải khói bụi.

 

Các bộ cảm biến đặt xung quanh New Delhi ghi nhận không khí ô nhiễm cao gấp 3-4 lần tiêu chuẩn cho phép trong những tháng gần đây. Thế nhưng, chính quyền địa phương vẫn chưa làm gì nhiều để cải thiện, một phần vì người dân... chưa kêu ca nhiều.

 

Đường phố New Delhi thường xuyên mù mịt khói bụi. Ảnh: BLOOMBERG
 

Phần lớn bác sĩ cho rằng mắc bệnh do ô nhiễm không khí ngày càng tăng ở New Delhi dù không có nhiều số liệu thống kê chứng minh. Bệnh phổi mạn tính, tim mạch, tình trạng căng thẳng... trầm trọng thêm đều được cho là có bàn tay của ô nhiễm nhúng vào.

 

“Thật khó tin khi các chính trị gia và thẩm phán sống tại New Delhi không lo ngại về tác động tiêu cực của không khí ô nhiễm đối với sức khỏe người thân. Đã đến lúc người ta cần biết rõ hơn về tác hại của tình trạng này để hối thúc nhà chức trách hành động mạnh mẽ hơn” - bác sĩ K. Srinath Reddy, giám đốc Tổ chức Y tế công cộng Ấn Độ, nhận định.

 

Ông Reddy vừa chủ trì cuộc họp đầu tiên của một ủy ban y tế mới thành lập để tìm giải pháp bảo vệ người dân khỏi không khí ô nhiễm.

 

Chậm chân hơn Bắc Kinh

 

Việc so sánh mức độ ô nhiễm giữa New Delhi và Bắc Kinh - 2 biểu tượng của tăng trưởng châu Á - là điều khó tránh khỏi. Cả 2 thành phố cùng chung đặc điểm phát triển kinh tế mạnh mẽ, góp phần nâng cao mức sống của người dân nhưng đổi lại là môi trường trở nên kiệt quệ.

 

Dù vậy, Bắc Kinh đang đi trước New Delhi trong việc báo động mối đe dọa ô nhiễm cho người dân. Thủ đô Trung Quốc đã cho ra đời hệ thống cảnh báo, giúp người dân kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí thông qua ứng dụng trên điện thoại di động. Khi thành phố ngập chìm trong bụi mù, các trường học, cơ sở sản xuất có thể bị đóng cửa và ô tô công tạm ngưng hoạt động.

 

New Delhi thì không! Gần đây, chính quyền thành phố này mới bắt đầu cung cấp dữ liệu về sương mù trên mạng nhưng cập nhật hay bị trễ do... cúp điện thường xuyên. Hơn nữa, theo các chuyên gia, nhiều người dân không có điều kiện theo dõi thông tin trên hoặc có xem cũng không hiểu ý nghĩa của chúng. Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm soát ở Bắc Kinh cũng mạnh tay hơn New Delhi, như hạn chế số lượng xe hơi trên đường phố hoặc trừng phạt nặng các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm...

 

Cho dù có so sánh thế nào thì các chuyên gia vẫn cảnh báo ô nhiễm đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Theo một báo cáo quốc tế mới đây, những chứng bệnh có liên quan đến ô nhiễm đang giết chết 3,2 triệu người mỗi năm, trong đó 2/3 nạn nhân ở châu Á.

Theo Xuân Mai (NLD)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đừng hít thở sâu ở New Delhi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI