»

Thứ bảy, 22/02/2025, 22:23:04 PM (GMT+7)

BRVT: Dân khó thở vì khói bụi của nhà máy thép Đồng Tiến

(22:40:04 PM 12/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Cơ quan nào thuộc ngành Tài nguyên - Môi trường sẽ trả lời khiếu nại của người dân?

Nhiều hộ dân sinh sống tại hai xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch (huyện Tân Thành) gửi đơn đến báo BR-VT phản ánh tình trạng ô nhiễm do khói bụi từ nhà máy thép Đồng Tiến tại xã Mỹ Xuân ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của họ. Nhiều lần người dân đã kiến nghị lên các cơ quan chức năng nhưng tình trạng trên chưa được giải quyết dứt điểm.

Khói từ ống khói của nhà máy thép Đồng Tiến (trong vòng tròn) cuồn cuộn xả ra môi trường.

 

Theo người dân ở đây tình trạng ô nhiễm bắt đầu từ năm 2010, khi nhà máy thép Đồng Tiến xây dựng thêm dây chuyền luyện thép phế liệu. Và từ đó đến nay nhà máy thép thường xuyên thải khói bụi ra môi trường, làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người dân.

 

10 giờ ngày 9-8, chúng tôi có mặt tại nhà máy thép Đồng Tiến đang hoạt động và thấy khói cuồn cuộn bốc lên phủ trắng cả một vùng, kèm theo mùi hôi, khét. Ông Bùi Văn Quén, tổ 1, ấp Suối Nhum, xã Hắc Dịch cho biết, mỗi khi nhà máy xả khói cả vùng như chìm trong sương mù. Người dân phải cửa đóng kín cửa nhưng chẳng thể trốn được khói. Nhà tôi phải dùng giẻ ướt để chèn các khe cửa nhưng không ngăn được khói”, ông Quén nói. “Họ xả bất kể ngày đêm. Có những tối, đi ngủ hít phải khói nên nước mũi cứ chảy ròng. Nếu ở đây thì mọi người mới thấu được nỗi khổ mà người dân chúng tôi đang ngày ngày phải gánh chịu” - ông Hà Văn Nhuận, ở ấp Suối Nhum nói.

 

Ông Phạm Hữu Thiên, trú tại ấp Mỹ Tân, xã Mỹ Xuân cho hay, tình trạng ô nhiễm của Đồng Tiến đã được người dân phản ánh qua các kỳ tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND và đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh nhưng đến nay vụ việc vẫn nằm trong im lặng, nhà máy vẫn vô tư xả thải. Trước những bức xúc của người dân 2 xã Mỹ Xuân và Hắc Dịch, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Xuân cho biết, chính quyền xã đã báo vụ việc lên phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Thành.

 

Theo ông Bùi Tiến Trường, chuyên viên phụ trách môi trường thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Thành, sau khi nhận được công văn của UBND xã Hắc Dịch về việc đề nghị hỗ trợ kiểm tra và xử lý việc ô nhiễm môi trường tại khu vực ấp Trảng Cát và Suối Nhum do nhà máy thép Đồng Tiến gây ra, phòng đã gửi văn bản kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý theo đúng thẩm quyền.

 

Sáng 9-8, chúng tôi có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Thái Sinh, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT) để liên hệ làm việc. Ông Sinh cho biết đang đi học tại Nha Trang và giới thiệu chúng tôi gặp chị My (chuyên viên phòng thanh tra của Sở TNMT) hoặc về Chi cục bảo vệ môi trường để nắm tình hình. Liên hệ điện thoại với chị My, chị cho biết đơn khiếu nại bên Sở chưa nhận được. Chị My cho biết thêm, nếu muốn biết cụ thể vụ việc thì liên hệ Chi cục Bảo vệ môi trường hoặc Công an Môi trường (PC49) Công an tỉnh.

 

Chiều cùng ngày chúng tôi đến Chi cục bảo vệ môi trường để tìm hiểu thông tin vụ việc. Ông Lê Anh Vũ, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp cho biết, trách nhiệm trả lời vụ việc là của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.

 

Vậy rốt cuộc cơ quan nào sẽ là đơn vị đứng ra trả lời về khiếu nại của người dân ở Mỹ Xuân và Hắc Dịch?

Bài, ảnh: NGUYỄN LÊ (báo BRVT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: BRVT: Dân khó thở vì khói bụi của nhà máy thép Đồng Tiến

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI