Môi trường » Không khí
Bình Thuận: Tính toán di dời dân khỏi “ổ” ô nhiễm Vĩnh Tân 2
(17:59:41 PM 23/04/2015)
Ông Lê Tiến Phương, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận (bìa trái) trao đổi với người dân sáng 23-4 - Ảnh: NGUYỄN NAM
Sáng 23-4, đoàn công tác của UBND tỉnh Bình Thuận đã đến kiểm tra hiện trường khắc phục ô nhiễm tại bãi xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (huyện Tuy Phong, Bình Thuận).
Vụ việc nhà máy Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm chính là nguyên nhân dẫn đến việc người dân chặn xe trên quốc lộ 1 rồi xảy ra xung đột và lực lượng chức năng những ngày qua.
Nói với người dân tại khu vực, ông Lê Tiến Phương, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết tỉnh đang tính toán phương án di dời dân ra khỏi vùng ô nhiễm.
Bụi vẫn mịt mờ
Tại bãi thải xỉ vào sáng 23-4, nhiều xe chở nước đã được điều đến để tưới nước lên số lượng xỉ thải. Tiếp đó xe lu lèn chặt xỉ ướt rồi đắp bạt lên xỉ thải. Tuy nhiên thi thoảng tại bãi xỉ này xuất hiện gió thổi xoáy khiến lượng xỉ bay lên mù mịt.
Có rất đông người dân đã được thuê vào làm việc trong bãi thải xỉ này. Công việc của họ là đắp bạt, dọn dẹp xỉ thải với tiền công 220.000 đồng/ngày.
Bãi xỉ thải được che bạt lại - Ảnh: NGUYỄN NAM
Khi có gió thì bụi xỉ bay mù mịt - Ảnh: NGUYỄN NAM
Nhiều người dân địa phương được thuê vào bãi thải xỉ làm việc - Ảnh: NGUYỄN NAM
Đại diện phía Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cho biết sắp tới họ sẽ đưa một số phương tiện hiện đại vào để vận chuyển và xử lý xỉ thải.
Một con đường riêng nối nhà máy với bãi thải xỉ sẽ được hoàn thành vào giữa tháng 5-2015 để xe tải chở xỉ thải lưu thông riêng biệt, tránh gây ảnh hưởng đến khu dân cư lân cận.
Ông Lê Tiến Phương nói với đại diện nhà máy và cơ quan chức năng địa phương sắp tới phải họp dân để nói với bà con biết đã khắc phục được những gì, sẽ làm tiếp những gì và nghe người dân có yêu cầu cải thiện thêm gì nữa.
Đẩy dân vào tình thế bức xúc
Ông Lê Tiến Phương cho biết các chuyên gia đầu ngành về nhiệt điện của VN đã không đánh giá được hết về hướng gió tại nơi xây dựng bãi xỉ thải.
Còn trong việc xử lý xỉ thải đã diễn ra tình trạng làm không triệt để, làm cảnh, gian dối. Nhưng sau khi xảy ra chuyện chặn xe trên quốc lộ 1 thì những người liên quan không dám làm ẩu nữa.
“Việc ô nhiễm tại Vĩnh Tân đã đẩy dân vào tình thế bức xúc, dân phản ứng là xác đáng, dẫn đến phát sinh chuyện người dân ra chặn quốc lộ 1. Trong cuộc xung đột vừa qua không chỉ đổ mồ hồi mà còn đổ máu. 17 chiến sĩ, cán bộ bị thương. Các mặt nạ chống bạo loạn bị quăng đá gãy gần hết".
Ông Phương cũng cho biết, tình hình lúc đó dù rất căng thẳng nhưng tỉnh vẫn chỉ đạo lực lượng an ninh không trấn áp người dân khi họ đang bức xúc.
Ngày 23-4, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận đã giao cho lãnh đạo huyện Tuy Phong lập phương án di dời dân bị ảnh hưởng ra khỏi vùng ô nhiễm. Nếu có phát sinh vấn đề vướng mắc huyện Tuy Phong cần báo rõ để UBND tỉnh để xin ý kiến Tỉnh ủy.
Xỉ thải được lu lèn, rưới nước lên để đậy bạt lại - Ảnh: NGUYỄN NAM
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…