Môi trường » Không khí
Sức khoẻ ngày càng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí
(23:52:17 PM 17/06/2011)
TS Phạm Lê Tuấn - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy xu hướng sức khoẻ dân ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường không khí. Việc cải tạo nút giao thông Đại Cồ Việt - Giải Phóng kéo dài là một nguyên nhân gây bụi.
Những người có thời gian sống tại thành phố hơn mười năm có tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính về tai, mũi, họng, cảm cúm cao hơn những người sống dưới ba năm.
Tại một số khu vực, tỉ lệ hộ mắc bệnh chiếm 72,6 phần trăm và 43 phần trăm số người mắc bệnh mạn tính về tai - mũi - họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quả, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh ngoài da và bệnh về mắt.
Theo GS Phạm Ngọc Đăng – Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị&Khu Công nghiệp, Đại học Xây dựng Hà Nội: "Những hạt bụi cỡ 10 micromet và 2,5 micromet đi sâu vào trong các phế nang của phổi, gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống hô hấp".
Ô nhiễm bụi ngày càng tăng
Theo Cục Bảo vệ Môi trường, nồng độ bụi bẩn ở Hà Nội có nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TTCP) từ 2-4 lần. Ô nhiễm bụi nặng nhất là các khu vực đang xây dựng hoặc cải tạo như Láng - Hoà Lạc, Bắc Thăng Long, v.v...
Tình trạng ô nhiễm bụi xảy ra cao nhất là vào những ngày hanh khô.
Kết quả quan trắc năm 2005 của Sở Tài nguyên Môi trường&Nhà đất cho thấy, nồng độ bụi tại các khu dân cư gần công trường xây dựng và đường giao thông lớn như khu Kim Liên, Thanh Xuân, Mai Động, Cầu Giấy đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-3 lần; tại các công trường đang xây dựng nồng độ bụi vượt quá từ 20-30 lần.
Từ đầu năm 2006 đến nay, sở tiến hành hai đợt đo, cho thấy hàm lượng bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép và có xu thế tăng so với đợt đo cuối năm 2005.
Kết quả quan trắc ở bảy tuyến đường của quận Cầu Giấy cho thấy, hàm lượng bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép ở tất cả các vị trí đo, tập trung chủ yếu ở đường Phạm Hùng, Trần Duy Hưng, Phạm Văn Đồng, lớn nhất gấp 7,5 lần.
Tại quận Đống Đa, hàm lượng bụi đo được ở một số tuyến phố cũng vượt bảy lần tiêu chuẩn cho phép.
Ba tuyến đường thuộc quận Thanh Xuân là Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi và Trường Chinh - trong 2 đợt quan trắc - hàm lượng bụi đo được cũng gấp từ 2-6,75 lần tiêu chuẩn cho phép.
Quận Hoàn Kiếm và Ba Đình cũng đang phải chịu hàm lượng bụi tương đối cao: Kết quả hai đợt quan trắc tại một số tuyến phố trọng điểm cho thấy, trị số bụi đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép 6,3 lần.
Theo thống kê của Sở Giao thông Công chính Hà Nội, trên địa bàn TP luôn có hơn 1.000 công trình xây dựng lớn, nhỏ được thi công, trong đó có hàng chục dự án cải tạo, xây dựng các nút giao thông, các khu đô thị mới, quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài hàng năm. Sự gia tăng của các công trình xây dựng kéo theo hàng loạt các dịch vụ như kinh doanh vật liệu xây dựng, vận chuyển vật liệu, đất phế thải xây dựng.. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm bụi trên địa bàn thủ đô.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…