Môi trường » Không khí
Sáu năm hít thở khói thải từ bệnh viện lao
(23:50:48 PM 17/06/2011)
Hàng trăm gia đình ở ấp Long Mỹ, xã Long An, huyện Châu Thành, Tiền Giang gần sáu năm qua hứng chịu đủ thứ ô nhiễm từ bệnh viện lao Tiền Giang.
![]() |
Lò đốt rác thải y tế của bệnh viện lao Tiền Giang, nỗi ám ảnh của cư dân ấp Long Mỹ |
Bệnh viện lao Tiền Giang nằm sát quốc lộ 1A, sau lưng bệnh viện là nơi hàng trăm gia đình thuộc ấp Long Mỹ sinh sống. Nhà của ông Lê Văn Phước nằm ngay sau lưng bệnh viện, lúc nào cũng cửa đóng then cài.
Ông Phước rầu rĩ: “Ngày nào bệnh viện cũng đốt rác y tế, khói thải mang mùi hôi hám xộc thẳng vào nhà, không thể chịu nổi”.
Ô nhiễm tích hợp từ nơi khác
Phía sau nhà ông Phước là liếp đất vườn bỏ hoang chỉ ngăn cách với bệnh viện bằng một hàng rào kẽm gai sơ sài, mục nát.
Ông Phước chỉ những đống ống tiêm, rác thải đủ loại từ bệnh viện tràn qua, ngao ngán nói: “Từ năm 2003, lúc bệnh viện lao dời về đây, liếp vườn của tui bỏ hoang luôn vì không ai dám ra trồng tỉa, sợ giẫm phải kim tiêm”.
Ông Phước nói đã nhiều lần kiến nghị bệnh viện xây hàng rào kiên cố để ngăn rác thải bệnh viện theo nước mưa tràn qua miếng vườn, nhưng lần nào cũng nhận được lời hứa suông từ những người có trách nhiệm.
Lò đốt rác thải y tế của bệnh viện lao ám ảnh cư dân ấp Long Mỹ kinh khủng hơn nữa. Bà Lê Thị Ngọc, một cư dân ở đây kể: “Mỗi ngày bệnh viện đốt rác hai lần, chỉ nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật. Ống khói của lò đốt rác thải y tế của bệnh viện lao rất thấp nên mỗi lần lò đốt rác hoạt động là cư dân trong ấp mạnh ai nấy tìm đường né vì khói và mùi hôi tràn ngập khắp xóm”.
Theo bà Ngọc, với bệnh viện quy mô không lớn như bệnh viện lao (50 giường nội trú) thì không thể có nhiều rác để đốt mỗi ngày hai lần. Dân ấp Long An nghi ngờ, theo dõi mới biết nhiều bệnh viện khác trong tỉnh cũng chở rác thải y tế về đây để đốt nên tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng nề hơn.
![]() |
Ông Lê Văn Phước đang chỉ nơi đặt họng thoát nước thải của bệnh viện lao Tiền Giang ra kênh công cộng |
Nguy hiểm hơn là nguồn nước thải của bệnh viện được tuôn thẳng ra dòng kênh công cộng của ấp Long Mỹ qua một đường ống nhựa dài chừng 300m. Bà Đỗ Thị Tuyết, nhà ở cạnh dòng kênh bị ô nhiễm, cho biết khi chưa có bệnh viện lao dân trong ấp sử dụng nước của con kênh để tắm giặt, ăn uống và tưới cây. Nhưng sáu năm qua, từ ngày dòng nước thải đen ngòm, hôi hám của bệnh viện lao được xả vào kênh, không ai dám sử dụng nguồn nước này. “Chúng tôi phải chạy vạy xin vô đồng hồ nước phông-tên, hiện tại phải trả 4.400 đồng/m3 nước sạch, trong khi trong xóm toàn là dân nghèo, làm thuê kiếm ăn từng bữa”.
Chịu đựng thêm ít nhất hai năm nữa
Ông Phước cho biết trong sáu năm qua, dân ấp Long Mỹ đã rất nhiều lần kiến nghị ngành y tế, UBND tỉnh Tiền Giang khắc phục tình trạng ô nhiễm của bệnh viện lao để bảo đảm sức khoẻ cho dân, nhưng mọi việc ngày càng nghiêm trọng hơn.
Năm 2007, khi gia đình hai ông Lê Văn Phước và Lê Văn Lượm (có nhà ở và hơn 4.000m2 đất sát hàng rào bệnh viện) khiếu nại quyết liệt yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm, UBND huyện Châu Thành tiến hành thu hồi nhà, đất của hai ông này để mở rộng thêm bệnh viện. Tuy nhiên, do giá đền bù rẻ mạt nên hai gia đình này không đồng ý giao đất, dự án mở rộng bệnh viện lao phá sản.
Trao đổi với PV vào chiều 7/9, bác sĩ Nguyễn Hùng Vĩ, Phó Giám đốc sở Y tế Tiền Giang xác nhận: “Lâu nay lò đốt rác của bệnh viện lao là nơi đốt rác thải y tế của các bệnh viện trong thành phố Mỹ Tho và các bệnh viện khác chưa có lò đốt nên xảy ra tình trạng quá tải rác, khói và mùi hôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân cư ấp Long Mỹ”.
Theo ông Vĩ, để khắc phục tình trạng này, hiện nay ngành y tế đang tiến hành xây dựng một bệnh viện lao mới trên địa phận huyện Châu Thành, cách bệnh viện cũ khoảng 3km, nằm biệt lập giữa đồng, không gần khu dân cư. Tuy nhiên, ông Vĩ nói dự án đang tiến hành, chưa biết cụ thể thời điểm nào hoàn thành, nhanh nhất cũng không dưới hai năm. Như vậy, trong hai năm tới hàng trăm gia đình ở ấp Long Mỹ tiếp tục hít thở khí độc hại từ bệnh viện lao thải ra.
(Theo Báo Sài Gòn Tiếp Thị)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)