»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:27:35 AM (GMT+7)

Ô nhiễm trong nhà có thể gây hại nhiều hơn ô nhiễm ngoài trời

(23:51:57 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ nghiên cứu sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí chỉ ra rằng, nồng độ trong nhà của các chất ô nhiễm có thể cao hơn 2-5 lần và đôi khi cao hơn 100 lần so với nồng độ ngoài trời.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ nghiên cứu sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí chỉ ra rằng, nồng độ trong nhà của các chất ô nhiễm có thể cao hơn 2-5 lần và đôi khi cao hơn 100 lần so với nồng độ ngoài trời.

 

Trong khoảng 30 năm trở lại đây, người ta đã quan tâm nhiều hơn đến việc giảm ô nhiễm trong nhà, nhưng chỉ gần đây cộng đồng khoa học quốc tế lo lắng về việc giảm ô nhiễm không khí của những môi trường khép kín.

 

Các nghiên cứu của Mỹ và châu Âu cho thấy, con người ở các nước công nghiệp dành hơn 90 phần trăm thời gian của họ ở trong nhà. Nồng độ của nhiều chất ô nhiễm trong nhà vượt nồng độ của chúng ở ngoài trời.

 

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ nghiên cứu sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí chỉ ra rằng, nồng độ trong nhà của các chất ô nhiễm có thể cao hơn 2-5 lần và đôi khi cao hơn 100 lần so với nồng độ ngoài trời.

 

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu gây ra bởi việc đốt nhiên liệu rắn, được ước tính làm chết hơn 50.000 trẻ em hằng năm (dưới 4 tuổi) tại châu Âu.

 

Vậy ô nhiễm trong nhà là gì? Ô nhiễm trong nhà là sự ô nhiễm khi "có sự hiện diện của các chất ô nhiễm có tính chất vật lý, hóa học hoặc sinh học trong không khí của các môi trường bị giới hạn, mà các chất này không hiện diện một cách tự nhiên với số lượng lớn trong không khí  ngoài trời của hệ sinh thái" (Bộ Môi trường Ý, 1991).

 

Các chất ô nhiễm trong nhà có nguồn gốc chủ yếu từ: vật liệu xây dựng, thiết bị sưởi ấm, máy lạnh, hoạt động đun nấu, đồ đạc; vật liệu che phủ (sơn tường, véc-ni, tấm lót nền nhà...); sản phẩm bảo trì và tẩy rửa (bột giặt, thuốc trừ sâu, v.v); sử dụng không gian và các hoạt động đã thực hiện trong không gian đó; khói thuốc lá; bụi và lông từ thú vật; phấn hoa, mạt, mốc, nấm và vi khuẩn.

 

Nhiệt độ và độ ẩm cao cũng có thể làm tăng nồng độ của một số chất ô nhiễm. Chất ô nhiễm không khí ngoài trời cũng có thể gây vấn đề cho không khí bên trong, đặc biệt vào những ngày đẹp trời hoặc nắng nóng khi các cửa sổ được mở ra.

 

Sự phơi nhiễm (exposure) diễn ra nếu các chất ô nhiễm đi vào cơ thể bằng con đường: hô hấp (thở), tiêu hóa (ăn, uống) hoặc tiếp xúc (sờ mó) vào các chất ô nhiễm hoặc những đồ vật, nguyên liệu đã bị nhiễm các chất này.

 

Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm  trong nhà phụ thuộc vào các yếu tố: loại hóa chất tác nhân, hình thức tiếp xúc và đối tượng tiếp xúc...

 

Thông thường không dễ xác định nếu không khí trong nhà bạn đang ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Triệu chứng thông thường của sự phơi nhiễm với nồng độ cao của chất ô nhiễm trong nhà bao gồm: nhức đầu, mệt.

 

Trong đó, ảnh hưởng của các tác nhân có bản chất sinh học là gây dị ứng và những phản ứng khác trong hệ thống miễn dịch dẫn đến hen suyễn, viêm da...

 

Trong số các chất/tác nhân sinh học gây ô nhiễm trong nhà, đáng chú ý nhất là mốc, gây ra các bệnh về dị ứng, hen suyễn, chảy máu phổi, khó thở, ung thư, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương, lạnh, giảm sức đề kháng với các loại bệnh nhiễm trùng, ho và dẫn đến đau phổi/ngực, ho ra máu, tóc có gàu, viêm da và da nổi mụn...

 

Những nơi mốc dễ sinh trưởng như: nền nhà, mái nhà, tường nhà dơ bẩn và ẩm thấp; sách, báo, tạp chí; thảm và vật liệu đệm; đằng sau và dưới vòi sen, bồn tắm, tường nhà vệ sinh và nhà tắm; gạch lót trền; quần áo; chỗ nuôi cá; tường và trần nhà khô; chỗ đổ rác; rèm cửa; vật dụng bằng da; giấy, giấy carton và các sản phẩm bằng giấy; cây trồng trong nhà; đồ đạc không được che phủ.

 

Tác nhân gây ô nhiễm có bản chất vật lý đáng quan tâm là ánh sáng. Ánh sáng có cường độ quá cao hoặc quang phổ ánh sáng không phù hợp sẽ làm nhức đầu, mệt mỏi, căng thẳng, giảm chức năng tình dục và tăng cảm giác lo âu.

 

Có nhiều bằng chứng cho thấy sự phơi nhiễm hằng ngày trong thời gian dài với ánh sáng có độ sáng trung bình dẫn đến suy giảm khả năng tình dục.

 

 Tác nhân gây ô nhiễm trong nhà có bản chất hóa học gồm các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC-volantile organic compounds), thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng.

 

Các VOC làm hủy tế bào máu, tế bào gan, thận; gây ung thư, viêm da, tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, buồn nôn, mất phương hướng; mệt mỏi; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (hiếm muộn, vô sinh) và giảm tỉ lệ sinh sản (khó đậu thai, sinh ít con); gây chết nếu hít vào với lượng lớn ở nồng độ cao.

 

Các VOC có thể tìm thấy trong các sản phẩm như sơn, khói thuốc lá, khói bếp do đốt nhiên liệu, thuốc xịt muỗi, nước hoa xịt phòng, mỹ phẩm, khăn giấy, bột giặt, xi đánh giày, keo dán tổng hợp, hóa chất bảo quản đồ nội thất...

 

10 cách để giảm ô nhiễm trong nhà:

 

Cách hiệu quả nhất để kiểm soát ô nhiễm trong nhà là phải loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm và cải thiện tình trạng thông gió của căn phòng bằng cách đưa không khí sạch bên ngoài vào.

 

1. Dọn vệ sinh nhà cửa: tiệt trừ những nguồn làm phát sinh bụi, mốc, nấm; hút bụi hoặc giặt rèm cửa hằng tuần, quét hoặc hút bụi nhà hằng ngày.

 

2. Trang bị bộ lọc không khí có chất lượng tốt: bộ lọc khí trong các máy điều hòa không khí hoạt động hiệu quả giúp cho bầu không khí trong phòng có chất lượng cao hơn.

 

3. Trang bị máy tạo khí ôzôn: khí ôzôn ở nồng độ thấp sẽ diệt mùi hôi gây ra bởi những chất ô nhiễm như mốc, khói thuốc lá, phoóc-môn, ben-zen hoặc axêtôn. Tuy nhiên, nồng độ ozôn cao lại có hại cho sức khỏe.

 

4. Tận dụng khí trời: mở cửa số và để không khí trong lành bên ngoài vào phòng và do đó có tác dụng pha loãng các chất ô nhiễm có trong phòng. Tuy nhiên, không nên mở cửa sổ nếu như quanh nhà chúng ta có nguồn khí thải ô nhiễm, nguồn mốc hoặc phấn hoa ở gần đấy.

 

5. Chiếu xạ: tia cực tím (UV-ultra violet) tiêu diệt các chất ô nhiễm trong nhà. Lưu ý rằng, tia UV chỉ có tác dụng đối với chất ô nhiễm trong một khoảng cách nhất định từ nguồn sáng.

 

6. Chỉ chiếu sáng nơi cần sử dụng. Không cần thiết mở đèn sáng khắp nhà. Sử dụng bóng đèn có ánh sáng dịu mắt và nên có chụp đèn.

 

7. Không hút thuốc trong nhà. Nếu đun nấu bằng than, củi, dầu lửa, nhà bếp cần có ống khói.

 

8. Hạn chế tiếp xúc với mùi sơn mới trên nội thất, bằng cách, mở rộng cửa để mùi sơn thoát ra ngoài.

 

9. Trồng nhiều cây xanh trong nhà, nhưng cần chọn loại cây phù hợp và phủi bụi chúng thường xuyên.

 

10. Không dùng thảm. Thảm là nơi ẩn náu của bụi, các chất gây dị ứng và chất ô nhiễm.

 

(Theo Báo Tài Nguyên&Môi Trường)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ô nhiễm trong nhà có thể gây hại nhiều hơn ô nhiễm ngoài trời

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI