»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:13:30 PM (GMT+7)

Ô nhiễm giao thông đô thị đã thành thảm hoạ

(23:49:36 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Theo đánh giá của các cơ quan môi trường, ô nhiễm giao thông là một trong sáu nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay.

Theo đánh giá của các cơ quan môi trường, ô nhiễm giao thông là một trong sáu nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay.

 

Đặc biệt mức độ ô nhiễm do các phương tiện tham gia giao thông gây ra tác động trực tiếp lên người đi đường, mang đến những hậu quả không nhỏ cho sức khỏe.

 

Do đó, cần có những giải pháp cấp bách nhằm hạn chế ô nhiễm giao thông, góp phần giảm mức độ ô nhiễm không khí đô thị, gìn giữ sức khỏe.

 

Ô nhiễm giao thông, tác nhân làm giảm sức khỏe

 

Phương tiện giao thông vận tải, nhất là ôtô, xe máy đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của xã hội nhưng nó cũng gây ra những tác động xấu đến môi trường, gây nguy hại cho sức khỏe của con người và làm suy giảm chất lượng cuộc sống đô thị. 

 

Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỉ lệ khoảng 70 phần trăM. Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc,  ước tính cho thấy, hoạt động giao thông chiếm tới gần 85 phần trăm lượng khí cacbon monoxit có khả năng gây nhiễm độc cấp và nhiều chất độc hại khác.

 

Trong khi đó, các nguồn thải khí gồm: hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản, hoạt động xây dựng, khí thải do các ngành khác và hoạt động dân sinh chỉ chiếm một tỉ lệ tương đối về khí thải gây ô nhiễm không khí đô thị. Điều này cho thấy, ô nhiễm giao thông hiện nay đang là một trong những tác nhân lớn nhất có ảnh hưởng đến không khí đô thị.

 

Các tác nhân gây ô nhiễm giao thông chủ yếu là các khí độc hại từ các loại xe có động cơ thải ra khí đốt nhiên liệu: bụi; tiếng ồn, trong đó, khí thải do đốt nhiên liệu có mức độ gây ô nhiễm môi trường lớn nhất.

 

Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 20 triệu môtô và xe máy và đến năm 2010, sẽ có khoảng 24 triệu xe. Đến năm 2015, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 31 triệu xe.

 

Hàng ngày, chỉ cần một nửa số phương tiện trên hoạt động cũng đã xả ra môi trường một lượng lớn các khí độc hại, trong đó có nhiều thành phần gây nên hiệu ứng nhà kính; gây ra các loại bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, viêm mũi...

 

Về ô nhiễm không khí do bụi, khi các phương tiện lưu thông sẽ cuốn một lượng lớn bụi đường vào không khí; ngoài ra khi hãm phanh sẽ tạo ra bụi đá, bụi cao su và bụi sợi.

 

Bụi và các khí thải độc dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua da và niêm mạc mắt, miệng. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc di chuyển chủ yếu bằng các loại xe không có mui kín.

 

Vì vậy, trong quá trình di chuyển con người bị tiếp xúc trực tiếp với khí thải độc từ động cơ xe chưa được pha loãng nên nồng độ tác động thực tế còn lớn hơn nhiều so với số liệu đo đạc được.

 

Về tiếng ồn, đây là dạng ô nhiễm phổ biến ở các đô thị. Trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở đô thị thì các phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60 - 80 phần trăm bởi các nguyên nhân sau do tiếng ồn từ động cơ, do ống xả, do rung động các bộ phận xe, đóng cửa xe, còi xe, phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường...

 

Tiếng ồn gây tác hại rất lớn đến toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan thính giác nói riêng. Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi.

 

Cần nhanh chóng kiểm soát khí thải giao thông

 

Theo Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên&Môi trường, để xử lý ô nhiễm không khí tại khu vực đô thị cần có nhiều biện pháp. Riêng đối với lĩnh vực ô nhiễm giao thông, cần thực hiện đồng bộ sáu biện pháp mới có thể giảm thiểu được ô nhiễm môi trường do giao thông gây ra.

 

Cụ thể, việc quy hoạch đô thị tổng thể phải chú trọng đến các vấn đề giao thông, các khu dân cư, công viên cây xanh... Quy hoạch này phải bao gồm cả phát triển các dự án, giải pháp nhằm giải quyết vấn đề tắc đường, giảm bớt tai nạn giao thông, và phát triển hệ thống giao thông công cộng.

 

Phải tăng cường phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, xe điện trên không, xe điện ngầm,...) và các hình thức giao thông không gây ô nhiễm. Phải xem việc phát triển phương tiện vận chuyển công cộng như là trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn và ô nhiễm giao thông tại các đô thị.

 

Bên cạnh đó, cần nhanh chóng giải quyết vấn đề tắc đường thường xuyên trong các đô thị lớn và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến phát thải của các phương tiện giao thông gồm triển khai có hiệu quả tiêu chuẩn Euro 2  về chấp hành các tiêu chuẩn phát thải cho phương tiện xe cộ đang lưu thông, tiêu chuẩn đối với chất lượng xăng, dầu; trang bị thiết bị đo khí tự động cho các cảnh sát giao thông trong toàn thành phố tại các vị trí quan trọng và cảnh sát môi trường.

 

Thực hiện chương trình kiểm tra và bảo dưỡng, theo đó, các phương tiện xe cộ đã đăng ký phải được kiểm tra về sự phát thải hàng năm trước khi cấp, đổi giấy phép lái xe.

 

Theo kế hoạch của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chậm nhất đến năm 2010, xe máy tại các thành phố lớn sẽ phải kiểm tra khí thải định kỳ; phải thay mới các phương tiện giao thông, không cho lưu hành những xe quá cũ, không đảm bảo chất lượng phương tiện (đặc biệt tiêu chuẩn xả khí thải Euro 2), Cục Đăng kiểm cũng đã tiến hành xây dựng đề án nhằm kiểm soát khí thải trong giao thông, dự định thực hiện vào đầu năm 2009, ở năm thành phố lớn Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, và Cần Thơ; triển khai có hiệu quả giai đoạn cuối trong lộ trình loại bỏ xe quá niên hạn theo Nghị định 23/2004/NĐ-CP.

 

Tổng cục Môi trường cũng khuyến khích việc vệ sinh môi trường giao thông bằng cách phun nước, quét đường; khuyến khích sự phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, cồn nhiên liệu, biodiesel và điện.

 

Ngoài ra, việc phát triển giao thông công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đối với người tham gia giao thông; tiến hành thu phí môi trường đối với các phương tiện tham gia giao thông cũng cần được xem xét như một giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm nhân dân với môi trường.

 

(Theo An Ninh Thế Giới)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ô nhiễm giao thông đô thị đã thành thảm hoạ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI