Môi trường » Không khí
Ô nhiễm do bụi đá ở Đồng Nai - Xử lý chưa triệt để
(23:49:18 PM 17/06/2011)
Nếu như trước đây, khi các mỏ đá ở các ấp 2, 3, 6 xã Thường Tân đi vào hoạt động, người dân rất khổ sở vì bụi đất, bụi đá bay tứ tung, bám trên lá cây, bay lên mái nhà, hít vào rồi sinh bệnh!
Xe ben quá tải, giành đường, vượt ẩu, làm nát hết đường đi, mùa khô bị bụi, mùa mưa thì sình lầy. Qua nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương, giờ đây người dân ở Thường Tân đã tạm bằng lòng với cách giải quyết của các doanh nghiệp khai thác đá...
Bụi ở khắp nơi!
Đưa chúng tôi đi một vòng quanh nhà, chỉ lên những lá cây phủ đầy những bụi đất màu vàng, một người dân cư ngụ tại ấp 3, xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, nói: “Chúng tôi đang sống chung với bụi. Bụi trên mái nhà, bụi phủ đầy trên lá cây ngoài vườn bụi ở khắp nơi. Dù đã đóng kín cửa cả ngày nhưng bụi vẫn cứ chui vào. Mấy nhà có vườn cây ăn trái, bụi bám đầy cành, đầy lá, không một loại cây nào có thể phát triển được. Khổ nhất là khi tới bữa ăn, gặp đoàn xe chở đất, chở đá chạy qua, phải vội lấy tấm vải đậy lên mâm cơm che bụi! Đó là điều đáng lo lắng nhất, vì sức khỏe. Sống trong môi trường đầy bụi, bị các bệnh về hô hấp là điều khó tránh”.
Cách đây mấy năm, huyện Tân Uyên đầu tư nâng cấp tuyến giao thông huyết mạch ở vùng chiến khu Đ là đường ĐT746. Thế nhưng, hàng ngày có hàng trăm lượt xe ben chở đầy đất đá nối đuôi nhau qua lại đã làm cho mặt đường nhựa lõm sâu, nhiều ổ trâu, ổ voi xuất hiện. Nhất là đoạn đường từ UBND xã Thường Tân đến địa phận xã Lạc An đã bị cày xới nát bét.
Mưa hết sức lầy lội, nắng bụi bay mù mịt khiến cho dân phải đi qua đoạn đường này đều lo âu. Một người dân sống ở ấp 6, xã Thường Tân cho biết: Cứ khoảng 4 hoặc 5 phút, lại có một chiếc xe ben chở đất, chở đá chạy qua. Những hôm trời nắng, bụi bay mù mịt che khuất tầm nhìn của cả tài xế và người đi đường nên thỉnh thoảng lại xảy ra tai nạn giao thông.
Doanh nghiệp vào cuộc!
Trước bức xúc của người dân, UBND xã Thường Tân nhiều lần tổ chức họp dân, mời chủ các cơ sở khai thác đá, đất đến để tìm cách khắc phục, như: Sẽ xây dựng cống thoát nước, cho xe phun nước hàng ngày để hạn chế bụi, sửa chữa lại những đoạn đường đã xuống cấp nghiêm trọng, trích quỹ để bồi thường thiệt hại hoa màu, lúa và cây ăn trái cho dân...
Ông Nguyễn Thanh Sơn- Phó Chủ tịch UBND xã Thường Tân, cho biết năm 2008 vừa qua, UBND xã đã thi công tuyến GTNT và cống thoát nước ở ấp 1 dài 1.000m; Nâng cấp sửa chữa các tuyến GTNT ở các ấp với tổng khối lượng 150m3 đất đá; Đặt cống thoát nước ở các tuyến giao thông ở ấp 1, ấp 5 và ấp 6. Về phía doanh nghiệp, hiện trên địa bàn xã có 22 công ty, xí nghiệp hoạt động, trong đó có 11 đơn vị khai thác đá, ba cảng bốc dỡ, một chế biến gỗ, một gia công giày dép, hai sản xuất sắt thép, một sản xuất xi măng, một xí nghiệp công nghiệp hóa chất mỏ, một sản xuất mặt hàng mây tre lá và một sản xuất chỉ sợi.
Để khắc phục tình trạng bụi và duy tu đường sá, chính quyền địa phương đã mời Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị huyện, Sở Giao thông Vận tải tỉnh và các doanh nghiệp bàn bạc thống nhất biện pháp khắc phục.
Do vậy, từ tháng 7/2008 đã có 10 công ty ủng hộ 4 triệu đồng/công ty/tháng vào mùa mưa và 5 triệu đồng/công ty/tháng vào mùa nắng để sử dụng vào việc trả lương cho tổ vệ sinh môi trường của xã (9 người) và xe tưới nước. Tổ vệ sinh môi trường và xe tưới, mỗi ngày hai lần làm vệ sinh ở các tuyến đường thuộc các ấp 2, 3 và 6 nhằm hạn chế bụi.
Những việc làm của chính quyền và doanh nghiệp nêu trên đã phần nào làm giảm nỗi bức xúc của dân ở Thường Tân. Tuy nhiên, điều còn đọng lại là đường xuống cấp, những diện tích lúa đông xuân bị thiệt hại, những tổn hại sức khỏe do bụi gây ra vẫn chưa thể giải quyết được!
Việc các doanh nghiệp được phép đến khai thác đá, đất ở Thường Tân, người dân không phản đối, song chính quyền và các ngành chức năng phải yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ các quy định về vệ sinh môi trường.
Để bảo vệ tài sản, sức khỏe cho người dân ở đây, các ngành, các cấp của huyện, tỉnh cần có kế hoạch khảo sát, đánh giá tác hại từ bụi đá, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của nhân dân trong vùng như thế nào để có biện pháp xử lý phù hợp, vừa bảo đảm sản xuất vừa bảo vệ môi trường và chú ý chăm lo quyền lợi vật chất, sức khỏe cho nhân dân.
(Theo Báo TN&MT)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…