»

Chủ nhật, 24/11/2024, 06:28:50 AM (GMT+7)

Nước ngầm dường như hấp thụ CO2 nhanh hơn khí quyển 100 lần

(23:49:48 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Washington, 19/11 (ANI). Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng nước ngầm dường như hấp thụ Carbon dioxide (CO2) nhanh hơn không khí 100 lần.

Washington, 19/11 (ANI). Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng nước ngầm dường như hấp thụ Carbon dioxide (CO2) nhanh hơn không khí 100 lần. 

 

Theo một báo cáo trong tờ Tin tức Khám phá, Gwen MacPherson của trường Đại học  Kasas và một nhóm nghiên cứu khám phá ra điều này trong nước ngầm chảy bên dưới vùng đất nguyên sơ Konza Prairie ở Kansas, Mỹ. 

 

Từ năm 1991 đến năm 2005, hàm lượng CO2 hòa tan tăng khoảng 20 phần trăm. 

 

Trong khí quyển, CO2 tăng 23 phần triệu  (23ppm) trong thời gian đó và  CO2 tăng 2.100 ppm trong nước, một con số quá lớn, MacPherson nói.

  

Việc acid hóa đại dương là mối đe dọa lớn đối với san hô, loài trai và các loài động vật có vỏ khác. Khi pH giảm, nước sẽ trở thành chất ăn mòn và phá hủy lớp vỏ cứng bên ngoài của sinh vật. 

 

Những thử nghiệm gần đây được thực hiện để kiểm tra những rủi ro của việc con người chôn lấp carbon dưới đất chỉ ra rằng CO2 cũng có thể biến nước ngầm thành một loại acid.  

 

Nếu nơi chứa CO2 bị thẩm thấu vào tầng ngậm nước, nước sử dụng cho thủy lợi và sinh hoạt có thể bị nhiễm kim loại nặng, benzene và các khí độc của đá xung quanh. 

 

Hầu hết mọi người đều lo lắng về CO­2 thoát ra từ đất và bay lên, Yousif Kharaka ở cơ quan  Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ở Menlo Park, California, nói.  

 

Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề, ông nói thêm.  

 

Là một phần của dự án Công nghệ Nghiên cứu Phát thải Zero (ZERT) do Phòng Năng lượng tài trợ, Kharaka và các đồng nghiệp tiêm 299,64 kg CO2 (660 pound) mỗi ngày vào vùng nước ngầm nông ở Montana.

 

Hàm lượng sắt, magan, calcium, và magnesium tăng vọt, một số chất ô nhiễm khác cũng vậy. 

 

Nghiên cứu của Kharakas chỉ ra lượng CO2 hoà tan tăng ở mức 50 đến 60 lần so với tự nhiên, cao hơn nhiều so với những gì nhóm của MacPhersons đã thấy. 

 

Mặc dù MacPherson thừa nhận rằng vì vai trò phức tạp của cây trồng trong việc thải CO2 vào không khí  và chuyển nó vào đất, nên bà vẫn không chắc chắn liệu khí quyển có phải là nguyên nhân trực tiếp của sự tăng lên. 

 

Nhưng nếu tôi đúng và sự tăng lên này có liên hệ với khí quyển, chúng ta cũng nên xem xét dấu hiệu này ở những nơi khác, bà nói. 

 

Tôi nghĩ rằng đây là một sự phát hiện thú vị, Kharaka phát biểu về nghiên cứu của MacPhersons.

 

Không nghi ngờ gì nữa, với  lượng CO2 cao hơn trong khí quyển,  chiều hướng của nó là  đi vào nước.  

 

Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu khoáng chất sẽ bị phân giải, và nó sẽ có tác động bao nhiêu ở hàm lượng thấp, bà nói thêm khi đề cập về vấn đề này (ANI).

 

Thu Hương (theo thaindian.com)

 

........................................................................

Để xem bản gốc tiếng Anh, vào: http://vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=34&cate2=143&msgId=10626&lang=1

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nước ngầm dường như hấp thụ CO2 nhanh hơn khí quyển 100 lần

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI