Môi trường » Không khí
Những khu dân cư chết ngạt vì ô nhiễm (kỳ I)
(23:53:15 PM 17/06/2011)
Một khu công nghiệp tự phát mọc lên từ nhiều năm qua với hàng trăm cơ sở chế biến nhựa tái sinh, nhuộm-in, cơ khí chen giữa các khu dân cư thuộc phường Bình Hưng Hòa A (quận Tân Phú, TPHCM), gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Bài 1: Dân không chịu nổi nữa rồi
Sự khác biệt dễ nhận ra nhất của các khu dân cư thuộc khu phố 3 và khu phố 6 với mọi khu dân cư khác là những ống khói. Đứng từ xa đã thấy hàng chục ống khói đen ngòm nhô lên trên các nóc nhà và nhả từng luồng khói mù mịt. Bầu trời xám ngắt.
Ngạt thở
“Từ mờ sáng, mở mắt ra là thấy khói bụi, không khí ngột ngạt vô cùng, thở không nổi nữa”- Ông Nguyễn Văn Truyền (nhà số 228/36, đường Gò Xoài, khu phố 3) ngao ngán nói.
Xung quanh nhà ông Truyền có khoảng chục cơ sở nhuộm, chế biến nhựa tái sinh hoạt động cả ngày lẫn đêm. Khói bụi khiến bầu không khí luôn đục như sương mù và nhà cửa, cây cối đều được phủ một màu xám đen vì khói bụi.
“Không khí lúc nào cũng có mùi khét lẹt, mắt mũi cứ cay xè”- Ông Truyền nói rồi chỉ khoảng hiên trống trước nhà: “Sáng nào trước khi đi làm tôi cũng lấy khăn lau lớp bụi từ đêm hôm trước, chiều về lại thấy một lớp bụi mới đen thui, lại phải lau…”.
Ở hẻm kế bên, vợ chồng ông Ninh Khắc Chiến (số nhà 240/5) cũng thở dài. Bà vợ nói: “Bụi đến mức mặt bàn bằng inox vừa lau xong, sau khi vào bếp dọn mâm cơm bưng ra đã thấy bị phủ đầy bụi đen”.
Ông Trần Duy Khương (tổ trưởng dân phố 53 - khu phố 3) cho biết, những cơ sở sản xuất này bắt đầu xuất hiện cách đây khoảng 8-9 năm. Lúc đầu số lượng cơ sở còn ít và qui mô sản xuất còn nhỏ, nhưng ngày càng nhiều và mật độ dày đặc.
Hiện, tổ dân số 53 có 38 hộ dân nhưng có đến 20 hộ làm các nghề nhuộm, hấp và in vải, chế biến nhựa tái sinh và dệt bao bì, cơ khí.
Ông Khương cũng cho biết, vài năm trở lại đây các cơ sở chuyển sang đốt lò bằng củi thay cho than đá thì mức độ khói bụi càng thêm dữ dội. Trong khói thải ra có chứa một số chất a - xít làm cho mái tôn của những nhà dân nhanh bị gỉ sắt, hư hỏng.
Đi kèm với khói bụi là tiếng ồn. “Xe tải chở vật tư, hàng hóa vào ra suốt đêm, nhiều nhất là những xe chở củi đốt”- Ông Chiến than phiền, đồng thời cho biết, để tránh công an, những xe này chủ yếu đi ban đêm và nhiều nhất là từ một đến ba giờ sáng.
“Đã vậy, họ không nhẹ tay sắp xếp mà cứ vứt bừa bãi ngoài đường, có khi còn làm nứt cả tường nhà kế bên. Tiếng va chạm đùng đùng không thể nào ngủ được” - Ông Chiến nói.
Ông Truyền còn cho biết, những nhà có chung tường hay tiếp giáp với cơ sở sản xuất thường xuyên phải hứng chịu cái nóng hầm hập từ lò than phát ra và nhiệt độ trong nhà bao giờ cũng cao so với các nhà bình thường.
Nồng nặc mùi nước thối
Điều khiến người dân nơi đây lo ngại hơn cả vẫn là tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ông Khương cho biết, một số cơ sở có xây dựng hồ xử lý nước thải nhưng không vận hành mà chỉ để đối phó khi cơ quan chức năng đến kiểm tra. Toàn bộ nước từ của các cơ sở nhuộm với nhiều hóa chất được thải trực tiếp ra môi trường và không qua công đoạn xử lý nào.
Ở khu phố 3 có một khu đất trống rộng trên 2.000 m3, từ lâu khu đất trũng này trở thành hồ chứa nước thải và cả các chất thải rắn của những hộ làm nghề nhuộm xung quanh.
Ở giữa hồ, có hai cây thân mộc cao lớn đã chết khô từ nhiều năm nay. “Vì bị nhiễm hóa chất mà chết đó!” - Một chị nhà ở ven hồ giải thích.
Một lượng lớn nước thải khác chảy vào kênh mương hở quanh xóm, lâu ngày bốc mùi hôi thối nồng nặc. Chính vì vậy, con kênh nước đen chạy qua khu vực này được người dân gọi là kênh thối.
Nước thải mang theo các loại hóa chất ngấm sâu vào lòng đất. Theo ông Khương, có hiện tượng những cơ sở nhuộm khoan giếng cỡ lớn để đưa nước thải xuống lòng đất theo phương pháp tự thẩm thấu thay vì đầu tư thiết bị xử lý.
Trong khi đó, toàn bộ khu vực này không có nước máy nên đều phải sử dụng nước từ giếng khoan. Ông Khương cho biết, những năm trước nước trong và sạch, giờ thối do bị ô nhiễm.
Cũng theo ông Khương, trước đây giếng chỉ khoan ở mức 40-70 mét là có thể dùng tốt nhưng hiện những giếng này đều không thể sử dụng được vì bị ô nhiễm nặng. Các hộ dân phải khoan giếng mới ở độ sâu trên 100 mét mới có thể sử dụng được.
“Nhà tôi đã phải bỏ một giếng sâu 76 mét để khoan giếng mới sâu hơn vì nước thối không chịu nổi”- Ông Khương xác nhận. Nước giếng khoan của ông Truyền cũng nồng nặc mùi hôi thối khiến ông phải đi xa chở từng can nước về ăn uống.
Mặc dù vậy, trả lời Tiền phong, ông Nguyễn Thanh Sơn - phó chủ tịch phụ trách đô thị UBND phường Bình Hưng Hòa A, thản nhiên: “Ô nhiễm không đáng kể”, và “Chỉ có khói chứ không có bụi” .
(Theo Tiền Phong)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)