»

Chủ nhật, 24/11/2024, 01:46:11 AM (GMT+7)

Những khu dân cư chết ngạt vì ô nhiễm (kỳ 2)

(23:53:13 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Mặc dù tình trạng ô nhiễm ngày một nghiêm trọng nhưng khu phố 3 và một số khu phố khác ở phường Bình Hưng Hòa A (Bình Tân) vẫn được công nhận là Khu phố văn hóa. Tại các cửa ngõ vào khu phố 3 đều giăng tấm biển nền xanh chữ trắng:“Khu phố văn hóa”. Dưới dòng chữ chính, còn có thêm khẩu hiệu “Nhân dân tổ… quyết tâm giữ vững danh hiệu khu phố văn hóa”.

>> Những khu dân cư chết ngạt vì ô nhiễm

Mặc dù tình trạng ô nhiễm ngày một nghiêm trọng nhưng khu phố 3 và một số khu phố  khác ở phường Bình Hưng Hòa A (Bình Tân) vẫn được công nhận là Khu phố văn hóa. Tại các cửa ngõ vào khu phố 3 đều giăng tấm biển nền xanh chữ trắng “Khu phố văn hóa”. Dưới dòng chữ chính, còn có thêm khẩu hiệu “Nhân dân tổ… quyết tâm giữ vững danh hiệu khu phố văn hóa”.

Bài 2: Ô nhiễm, phạm pháp vẫn trở thành khu phố văn hóa

Chị Huỳnh Thị Vân lo sợ những đứa con của mình phải hít khí độc từ các cơ sở nhuộm quanh nhà

Khu phố bất an

Ông Ninh Khắc Chiến (số nhà 240/5) cho biết, những tấm biển này được dựng lên từ cách đây ba năm, khi đó môi trường khu vực này đã ô nhiễm ở mức trầm trọng.

Theo ông Chiến, ông Truyền cũng như nhiều người khác ở địa phương, khu phố này hoàn toàn không xứng đáng danh hiệu “Khu phố văn hóa”.

Lý giải về việc khu phố ô nhiễm nghiêm trọng vẫn được công nhận là “Khu phố văn hóa” - Ông Nguyễn Thanh Sơn- Phó chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa A,  cho rằng: “Danh hiệu Khu phố văn hóa sẽ thúc đẩy việc làm sạch ô nhiễm”.

Vì vậy, theo ông Sơn khi trở thành khu phố văn hóa thì môi trường ở địa phương ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, thực tế đang đi ngược lại. Ngoài bụi từ cơ sở sản xuất, bụi còn mịt mù cuốn lên từ những con đường đất sau những cơn gió hoặc mỗi chuyến xe.

Trên các con đường, nguyên vật liệu, củi đốt, thành phẩm và cả rác vứt ngổn ngang chiếm hết lối đi. Không chỉ gây ô nhiễm, những cơ sở sản xuất tại đây còn vi phạm các quy định pháp luật về lao động như không ký hợp đồng lao động cũng như thực hiện việc đóng bảo hiểm cho người lao động.

N.V.T, 21 tuổi làm thuê cho một cơ sở nhuộm, nói: “Em và mấy bạn từ ngoài Bắc theo người quen vào đây làm việc đã mấy năm nhưng không có bất cứ loại hợp đồng, bảo hiểm gì.

Mọi người đều làm việc và ăn ngủ tại chỗ, mỗi tháng được trả lương khoảng 900.000 đến 1.200.000 đồng”. T còn cho biết, có những cơ sở vài chục công nhân, trong đó còn có cả những em dưới 18 tuổi, tất cả đều không có hợp đồng, không đóng bảo hiểm.

Người lao động tại đây luôn phải đối mặt với tai nạn. Theo ghi nhận của Tiền Phong, phần lớn các cơ sở sản xuất đều chật chội, tối và không có các thiết bị bảo hộ lao động; nguy cơ cháy nổ rất cao. Ông Nguyễn Văn Truyền bức xúc:

“Đêm nào cơ sở sát vách nhà tôi cũng phát ra những tiếng nổ, ngủ không yên. Thậm chí, có lúc tiếng nổ còn làm văng vật dụng hay thiết bị gì đó làm thủng cả tường nhà”.

Nước thải lênh láng trên mặt đường, vật tư ngổn ngang khắp lối đi.

Ông Truyền chứng minh bằng việc chỉ vào một khoảng tường bị u lên với những vết nứt phía sau nhà vì vật dụng bị “bung” sau một tiếng nổ to vào giữa đêm.

Ông Trần Duy Khương cho biết, tai nạn vẫn thường xảy ra trong các cơ sở, có những vụ rất nghiêm trọng. Điển hình, trong tháng 3/2007 một công nhân bị điện giật chết ngay tại xưởng.

Trước đó, một công nhân còn rất trẻ bị trượt chân ngã và bị máy quay nghiến đứt lìa một chân. Khi trở thành tàn phế, cậu ta bị chủ sa thải và phải sống vất vưởng. Ngoài ra những vụ nổ lớn vì bung nắp nồi hơi vẫn thường xảy ra, nhiều vụ làm đứt đường dây điện, sập tường nhà…  

Bỏ của chạy lấy người

Ngồi ôm hai đứa con, một lên bốn, một tròn bảy tháng tuổi, chị Huỳnh Thị Vân (nhà số 240/8) chép miệng: “Mấy đứa con nhà tui viêm mũi và ho luôn. Đó, khói bụi cỡ này làm sao tụi trẻ nó không ho cho được”. Vừa nói, chị Vân vừa chỉ lên hai ống khói trước mặt nhà đang phun khói đen kịt. Bà vợ ông Chiến cũng bảo: “Xóm này trẻ con đứa nào cũng ít nhiều bị đường hô hấp”.

Ông Chiến góp chuyện: “Vì sợ bị bệnh nên tôi phải gửi mấy đứa con đến nhà họ hàng, lâu lâu mới cho nó về đây, nhưng cũng phải nhốt chúng trong nhà để tránh bụi”.

Quy định về Tổ dân phố văn hóa

-Môi trường cảnh quan sạch đẹp: Đường giao thông được trải nhựa hoặc bê-tông hóa; có hệ thống đèn chiếu sáng; đường phố, nơi sinh hoạt công cộng sạch đẹp; thực hiện tốt pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đô thị; có 100% số hộ được sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường được đảm bảo.

-Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt nếp sống văn minh đô thị và Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trích Điều 8, Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT Ngày 23/6/2006 của Bộ VHTT về Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”

Cách nhà chị Vân mấy căn, chị Nguyễn Thị Thanh Hương cũng không kém phần lo lắng cho đứa con gái bốn tuổi:

“Nhà có con nít, lo lắm nhưng không biết làm thế nào vì đóng cửa khói bụi vẫn bay vào”.

Mới đây gia đình chị Hương phải cho xây bức tường cao bao quanh sân thượng để hạn chế khói bụi.

Nhiều quán ăn trong khu này phải đóng cửa bởi khói bụi nên không có khách. Nhiều gia đình không chịu nổi ô nhiễm phải bỏ của chạy lấy người.

Chỉ vào tờ giấy ghi danh sách hộ gia đình trong tổ, ông Khương cho biết, ông Dương Ngọc Hùng (nhà số 240/36) vừa bán nhà đi chỗ khác ở.

Gần đó, ông Thuận cũng đang kêu bán nhà nhưng vì bị kẹp giữa hai cơ sở nhuộm khói bụi mịt mù nên nhà ông Thuận rất khó bán.

Cũng theo ông Khương, các hộ dân thường phải chấp nhận bán nhà cho những ông bà chủ của cơ sở sản xuất kế bên với giá rất hời nếu muốn nhanh chóng dọn đi nơi khác.

Ông Nguyễn Văn Truyền cũng cho biết, chủ cơ sở kế nhà ông đã đánh tiếng mua nhà của ông để mở rộng sản xuất, nhưng giá họ đưa ra quá thấp, không thỏa đáng. “Nếu vẫn tiếp tục ở đây, tôi không biết tương lai của gia đình mình sẽ ra sao”- Ông Tuyền lo lắng.     

(Theo Tiền Phong)           

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những khu dân cư chết ngạt vì ô nhiễm (kỳ 2)

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI