Môi trường » Không khí
Những giặc bụi trên đường phố (tiếp theo)
(23:48:26 PM 17/06/2011)
Đất phế liệu bị đổ trộm, tràn xuống đường cũng là một nguyên nhân gây bụi.
Xe tải che chắn không đảm bảo, lấm lem bùn, đất thản nhiên chạy trên đường, khiến đất, cát, phế liệu xây dựng vương vãi khắp nơi.
>> Giặc bụi tung hoành - trách nhiệm thuộc về ai
Nhiều người đổ tại cho hung thần này là nguyên nhân gây ra tình trạng giặc bụi tung hoành như hiện tại. Sự đổ lỗi đó hoàn toàn có cơ sở, song dường như vẫn là chưa đầy đủ.
Muôn sự vì xe tải...
21h20 ngày 24/4, công trình xây dựng toà nhà cho thuê - HN Plaza Hotel - tiến hành xúc ủi đất mang đi. Một chiếc máy xúc chất đất lên chiếc xe tải biển số 33M-6083, trong khi đó chiếc xe tải 89K-6245 chầu bên cạnh để chờ tới lượt. Hai xe tải đậu bên lề đường Trần Duy Hưng. Đất từ chiếc máy xúc rơi vãi xuống vỉa hè.
Theo quan sát của chúng tôi, hai chiếc xe tải sau khi được chất đầy đất trong thùng, không hề được phun rửa, mà thản nhiên chạy thẳng. Đất bị bánh xe cuốn đi bết lại trên đường. Chiếc này vừa rời đi thì chiếc khác đã về, tất cả đều lấm lem.
Thấy người lạ đứng quan sát, chụp ảnh, mấy thanh niên đứng gần đó nói thầm với nhau và sau đó, một thanh niên chạy ra, cầm xẻng hót đất vương vãi trên đường hắt lên vỉa hè. Tuy nhiên, trước đó, chúng tôi không thấy có ai làm công việc này.
22h00, trên đường Phạm Hùng - đoạn chân cầu vượt sang phía đường Phạm Văn Đồng, xe tải rầm rập qua lại. Nửa giờ quan sát tại đây, chúng tôi thấy có trên 50 lượt xe. Hàng chục xe tải trong số đó chở đất, cát phục vụ các công trình.
Điều đáng nói là rất nhiều xe trong số đó không đảm bảo việc che chắn; bánh xe, thành xe bết nhiều bùn, đất, cát và trong khi xe chạy thì chúng vương vãi đầy đường. Những xe tải 29Z - 5701; 30M - 2480; 30L - 3640; 30L - 3013... đều có chung tình trạng như vậy.
Một người bán nước đêm tại lối rẽ vào đường Trần Bình Trọng cho biết: "Tình trạng xe lưu thông bẩn thỉu, che chắn qua loa để đất đá rơi vãi trên tuyến đường này là phổ biến vào ban đêm". Chị này cũng cho biết, khoảng 21h40, một chiếc xe tải từ phía trong đường Trần Bình Trọng chạy ra còn làm rơi vãi nhiều tảng đất lớn. Lần theo vết bánh xe vẫn còn hằn ướt trên đường, chúng tôi bắt gặp năm ụ đất mới nguyên vừa bị đánh rơi theo lời kể trên.
HTX môi trường Thành Công chịu trách nhiệm vệ sinh trên đường Phạm Hùng với 9 công nhân. Một công nhân trong số này tỏ ra rất bức xúc khi trao đổi với chúng tôi: "Xe tải vãi đất ra đường quá nhiều. Đoạn chúng tôi phụ trách dài chưa đầy hai cây số mà ngày nào đất bụi cũng choán hết cả phần đường dành cho xe thô sơ. Thậm chí nhiều hôm, chúng tôi gom được những 4 - 5 xe đẩy đầy đất, cát".
Công nhân này lý giải, xe tải dải đất dọc đường là do không được phun rửa, thùng xe chở quá lượng che chắn không đảm bảo. Nhiều xe chở cát ướt, nước rỉ qua các khe xe cũng lại cuốn cát xuống đường dù được che chắn kín mít.
Đất cát vương vãi, bị lượng xe cộ dày đặc giày xéo dưới trời nắng nóng, gây ra bụi bặm, trong khi đó, lượng công nhân vệ sinh môi trường lại ít, làm việc không xuể. Trên đường Trần Duy Hưng, Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo, Phạm Văn Đồng..., các công nhân môi trường cũng phải oằn mình như thế.
... Và...
Tuy nhiên, thật là thiếu sót khi điểm danh các lò phả bụi vào môi trường thành phố mà không nhắc tới những lô cốt, các dự án thi công với tiến độ rùa. Dự án cải tạo công viên hồ Bảy Mẫu tại tổ 23, phường Phương Liên, quận Đống Đa đã treo suốt 19 năm nay. Con đường nhựa chạy quanh hồ chỉ làm được 3/4 rồi dừng hẳn. Phần còn lại giờ trở thành nơi bị người ta đổ phế thải. Ngay con đường đi lại trong tổ giờ vẫn là con đường đất lổn nhổn gạch, đá.
Bà Nguyễn Thị Liên - tổ trưởng tổ dân phố - phàn nàn, suốt 19 năm, hễ cứ có xe chạy qua là con đường lại phả bụi vào nhà dân. Hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng. Nhiều nhà phải đóng cửa cả ngày để tránh bụi. Các hộ dân sống quanh khu vực thực hiện dự án mở rộng đường Khuất Duy Tiến, Lạc Long Quân cũng đang phải chịu đựng nỗi khổ tương tự khi phải sống cùng công trường thi công trong thời gian quá lâu, ngay trước cửa nhà.
Thêm vào đó, còn nhiều nguyên nhân khác góp cho tình trạng bụi tại HN trở nên ngày một trầm trọng. Đường Tây Tựu chỉ cho phép các xe trọng tải dưới 25 tấn hoạt động, tuy nhiên, các xe trên 30 tấn vẫn ngang nhiên qua lại. Đường chịu quá tải, mặt đường bị cày xới tơi bời, nên hễ xe chạy qua là sinh bụi.
Trong đó, thảm hại nhất là khu vực ngã ba thôn Thượng. Đường Trung Kính hiện cũng đã thảm hại không kém, lại thường xuyên bị đào lên, lấp xuống một cách vô tội vạ cũng tạo thành những ổ bụi tại chỗ. Những núi đất, phế thải, vật liệu xây dựng bị đổ trộm ra phía cuối đường Trung Kính hay bên lề đường 70, 32, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Khánh Toàn, Xuân Đỉnh... cũng là những nguyên nhân gây bụi không thể không nói tới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…