Môi trường » Không khí
Nhận biết về ô nhiễm không khí ở VN thấp hơn các nước
(23:46:19 PM 17/06/2011)
Theo khảo sát, có khoảng 2 trong số 3 người Việt Nam đánh giá ô nhiễm không khí là vấn đề môi trường đáng quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đồng thời cũng chỉ ra rằng hơn 2 trong số 3 người Việt Nam không biết rằng một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là việc đốt nhiên liệu hóa thạch để phát điện.
Khả năng phân biệt giữa năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn năng lượng tái tạo cũng còn hạn chế. Một số đối tượng khảo sát nhầm tưởng rằng các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, xăng, dầu diesel và khí tự nhiên là các dạng năng lượng tái sinh mặc dù các nguồn nhiên liệu này có hạn và đang cạn kiệt một cách nhanh chóng.
Trong khi đó, mức độ nhận biết về các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại các nước láng giềng như Singapore, Malaysia và Indonesia lại đứng ở mức cao hơn so với Việt Nam. Hơn 55% người Singapore, 47% người Malaysia và 40% người Indonesia được khảo sát cho rằng việc đốt nhiên liệu hóa thạch để phát điện là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm không khí; Việt Nam chỉ đạt được mức 27%.
Mức độ nhận thức của người dân VN về các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí thấp hơn so với người dân các nước khác trong khu vực.
Tuy nhiên, mức độ nhận biết của người Việt Nam về các nguồn năng lượng tái sinh đứng ở mức tương đương so với Malaysia và Singapore, và cao hơn Indonesia. Về thủy điện: VN (50%), Malaysia (41%), Singapore (37%), Indonesia (19%); Năng lượng mặt trời: VN ( 58%), Malaysia (59%), Singapor (55%), Indonesia (25%); Gió: VN (33%), Malaysia (53%), Singapore (47%), Indonesia (9%).
Bên cạnh một số lượng lớn các sông suối, Việt Nam có một đường bờ biển dài thích hợp cho việc khai thác năng lượng gió, và nguồn cung dồi dào các chất thải nông nghiệp để chuyển đổi thành năng lượng sinh học. Do đó bên cạnh việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, việc sử dụng năng lượng gió còn giúp làm chậm quá trình cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch của quốc gia như dầu mỏ và khí đốt. Bản báo cáo chỉ ra rằng việc khuyến khích đầu tư vào những dự án năng lượng tái tạo không chỉ giúp Việt Nam có được một bầu không khí sạch hơn mà còn giúp tránh được việc trở thành nước nhập khẩu năng lượng trong những thập niên tiếp theo.
Công nghệ năng lượng tái tạo như năng lượng gió sẽ rất hữu ích đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Những trang trại gió khi hoạt động hoàn toàn không sản sinh ra khí carbon.
Ông Thắng cũng ủng hộ các kế hoạch của Chính phủ nhằm đẩy mạnh các dự án chuyển đổi chất thải thành năng lượng. “Động cơ khí đốt đặc biệt rất phù hợp với Việt Nam do có quy mô tương đối nhỏ và có thể sử dụng chất thải nông nghiệp làm nhiên liệu. Một động cơ khí đốt cỡ nhỏ có khả năng cung cấp năng lượng cho một làng, và nếu nhiều động cơ như thế được triển khai ở những vùng sâu vùng xa, người dân không cần phải chờ mạng lưới điện quốc gia về đến làng nữa, mà vẫn có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất”.
Bên cạnh việc Việt Nam ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết Việt Nam cần phải đẩy mạnh tốc độ phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo để giảm thiểu nạn ô nhiễm không khí xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Thắng, giám đốc GE Energy tại Việt Nam cho biết “Việt Nam là một trong số ít các nước tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương được thiên nhiên ưu đãi với đủ các nguồn năng lượng tái sinh để cân bằng giữa sự phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu bảo vệ môi trường. Thúc đẩy việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…