Môi trường » Không khí
Người Hà Nội bệnh vì bụi
(23:52:28 PM 17/06/2011)
Những người có thời gian sống tại thành phố lớn trên chục năm có tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính về tai, mũi, họng, cảm cúm cao hơn những người sống dưới ba năm, Phó giám đốc Y tế Hà Nội đánh giá.
Theo Sở Tài nguyên Môi trường&Nhà đất, nhiều tuyến đường trên quận Cầu Giấy, hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép ở tất cả vị trí đo. Những người sống ở Hà Nội 10 năm nguy cơ mắc bệnh tai mũi họng rất cao.
Điển hình đường Phạm Hùng, Trần Duy Hưng, Phạm Văn Đồng, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép 7,5. Một số tuyến đường trên địa bàn quận Thanh Xuân như Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, Trường Chinh cũng vượt gần bảy lần cho phép.
Bệnh tai mũi họng tăng nhanh ở các đô thị. Ảnh: Hoàng Hà |
Theo ông Phạm Lê Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy xu hướng sức khỏe người dân ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường không khí.
Tại một số khu vực, kết quả điều tra của Sở Y tế Hà Nội cho thấy tỷ lệ hộ mắc bệnh chiếm 76 phần trăm và 43 phần trăm người mắc bệnh về tai, mũi, họng, viêm mũi, dị ứng, hen phế quản.
Những người sống ở khu vực có nồng độ nhiễm bụi có tỉ lệ mắc bệnh phổi, viêm tác mãn tính cao hơn nhiều so với những nơi ít ô nhiễm.
Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và công nghiệp, ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết, những hạt bụi cỡ 10 micromet và 2,5 micromet đi sâu vào trong các phế nang của phổi gây ảnh hưởng nặng cho hệ thống hô hấp.
Sáng 17/4, tại cuộc Hội thảo hướng dẫn giảm thiểu bụi tại các công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, các chuyên gia tư vấn chương trình không khí sạch Việt Nam - Thụy Sỹ cho biết, qua khảo sát, có tám trong số 10 đơn vị thi công không nắm được các văn bản về đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác xây dựng.
"Biện pháp giảm thiểu bụi các nhà thầu đưa ra theo kinh nghiệm bản thân, rất thô sơ. Hầu hết các đơn vị thi công đều có cầu rửa xe nhưng chỉ dừng lại giai đoạn thi công phần ngầm", bà Tạ Quỳnh Hoa, tư vấn chương trình không khí sạch Việt
Trước thực trạng ô nhiễm bụi nghiêm trọng, từ năm 2005 đến nay, Hà Nội ra nhiều văn bản quy định liên quan đến việc bảo đảm vệ sinh môi trường và giảm bụi trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, theo bà Hoa, trong thời gian ngắn các quyết định liên tục được bổ sung, sửa đổi, thay thế nên gây nhiều khó khăn trong việc thực thi cũng như giám sát của các cơ quan chuyên ngành.
Để giảm bụi từ các điểm khai thác vật liệu xây dựng, Hà Nội đã xây dựng nhiều trạm rửa xe tự động như Bến Bạc, Chèm 1, Chèm 2, Đông Ngạc, Thượng Cát. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tại hội thảo, việc rửa xe tại các chốt này khá qua loa, có những xe chỉ leo qua cầu rồi phóng thẳng ra ngoài, cát vẫn dính đầy thùng, gầm và lốp xe.
Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội luôn có hơn 1.000 công trình xây dựng. Mỗi tháng có khoảng 10.000 m2 đường bị đào bới để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật. Đây cũng là những tác nhân gây bụi trong thành phố.
(Theo VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…