Môi trường » Không khí
Nghề Bát Tràng tìm không khí trong lành
(23:47:24 PM 17/06/2011)
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Bát Tràng gần như phải oằn mình, ngộp trong bầu không khí ô nhiễm nặng với 70% dân số bị mắc bệnh rối loạn đường hô hấp và hơn 80% bị đau mắt hột. Với hàng nghìn lò nung gốm bằng than hoạt động không kể ngày đêm, mỗi năm Bát Tràng tiêu thụ khoảng 70.000 tấn than, phát thải ra không khí khoảng 130 tấn bụi và thải ra môi trường 6.800 tấn tro xỉ.
Lò đốt gốm bằng gas. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Trước thực trạng đó, lò nung gốm bằng khí đốt (gas) ra đời như một giải pháp hữu hiệu mang lại cho Bát Tràng làn gió mới, làm cho bộ mặt vùng quê làng nghề này tươi tràn sức sống mới.
Chiếc phao cứu sinh
Người dân Bát Tràng vẫn nôm na gọi chiếc lò nung gốm bằng khí đốt hóa lỏng như vậy. Ở Bát Tràng, hơn 80% lò gốm thay vì dùng than, củi hay rơm rạ đã chuyển sang dùng lò công nghiệp đốt bằng gas. Nhờ vậy đã hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm được lượng phế phẩm. Thành công này có một phần đóng góp không nhỏ của dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Khoa học và Công nghệ) được triển khai tại đây 4 năm trước.
Năm 2006, Ban quản lý dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân xã Bát Tràng và Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng triển khai dự án “Thúc đẩy ứng dụng lò ga nung gốm tiết kiệm năng lượng” tại làng nghề này. Đến nay, đã có 95 cơ sở sản xuất gốm sứ được thụ hưởng dự án, 35 cơ sở sản xuất khác đang trong giai đoạn hoàn tất. Theo kế hoạch phát triển của dự án đến hết năm 2010 sẽ thực hiện chuyển đổi về cơ bản 150 lò than đang hoạt động tại xã thay thế bằng lò gas tiết kiệm năng lượng.
Với ưu điểm giảm tiêu hao nhiên liệu, chi phí sản xuất và tiết kiệm thời gian nung, lò gas đang là lựa chọn số 1 của các doanh nghiệp gốm tại Bát Tràng. Theo ông Lê Đức Trọng, Giám đốc Công ty cổ phần thiết kế và sản xuất gốm sứ Bát Tràng, nhờ ưu điểm giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất 30% và tiết kiệm thời gian nung, mỗi năm lò nung gas đã giúp tiết kiệm được khoảng 3.000 tấn dầu quy đổi và giảm phát thải trên 12.000 tấn khí CO2. Bên cạnh đó sản phẩm gốm từ lò nung gas chất lượng cao hơn và doanh thu tăng 30% so với đốt bằng than đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho các hộ sản xuất.
Đặc biệt, nhiều hộ trước đây đã ngừng sản xuất do làm ăn không có lãi nay thấy lợi ích của lò đốt gas mang lại đã tham gia dự án và phấn đấu trở thành đơn vị xuất sắc của xã, điển hình như cơ sở sản xuất gốm sứ Nguyễn Thị Thúy (xóm 2, thôn Bát Tràng), Nguyễn Thị Thủy (xóm 1, thôn Giang Cao).
Chị Thúy, chủ cơ sở sản xuất gốm sứ Nguyễn Thị Thúy, cho biết, trước kia đốt bằng lò than, cơ sở sản xuất của chị đã phải ngừng sản xuất do than kém chất lượng, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Nay nhờ công nghệ mới này, người sản xuất có thể hoàn toàn yên tâm, sản phẩm làm ra tới đâu bán hết tới đó do chất lượng tốt. Chị Thúy cũng chia sẻ, nhờ áp dụng công nghệ mới gia đình chị đã phát triển được sản xuất và mở được cửa hàng chào bán sản phẩm gốm xuất khẩu, đời sống gia đình cũng khá hơn nhiều so với trước.
Mang lại môi trường trong lành
Đánh giá về hiệu quả của dự án, ông Đào Xuân Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bát Tràng, khẳng định dự án đã phát huy hiệu quả về kinh tế, xã hội, không những góp phần vào thúc đẩy kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp Bát Tràng thực hiện được mục tiêu “bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống” gắn với du lịch.
Ông Lê Đức Trọng, Giám đốc Công ty cổ phần thiết kế và sản xuất gốm sứ Bát Tràng, hồ hởi cho biết người dân Bát Tràng như có thêm sức sống cả về vật chất lẫn tinh thần từ sau khi áp dụng công nghệ mới. Lò nung gas đã thực sự mang lại bầu không khí trong lành cho bà con nơi đây, đặc biệt là các cụ già, ai nấy đều thấy khỏe khoắn hơn, thoải mái hơn.
Chị Thúy, chủ cơ sở sản xuất gốm sứ Nguyễn Thị Thúy, xúc động chia sẻ, có thể nói lò nung ga đã cứu sống gia đình tôi, bên cạnh lợi ích kinh tế còn mang lại sức khỏe cho cả nhà. Trước kia khí thải từ than khiến mọi người trong nhà đau ốm luôn, thường xuyên bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhất là mẹ chồng chị. Chị Thúy cũng hy vọng trong thời gian tới, 100% số hộ trong xã có thể sử dụng lò nung gas để Bát Tràng có môi trường trong lành hơn nữa.
Đến Bát Tràng những ngày này, khách thập phương không phải ngại ngần rảo bước trên những con đường ngập ngụa than, tro xỉ và các phế phẩm đủ kích cỡ, cũng không còn bầu không khí ngộp ngộp, nồng nặc khí than đến tức thở. Thay vào đó là mùi hương bưởi thoang thoảng trên những con đường làng sạch sẽ. Làng cổ ven sông Hồng hôm nay như khoác trên mình chiếc áo mới. Nụ cười của người Bát Tràng cũng như rạng rỡ hơn, tươi tắn hơn cùng với đào mai đón chào một mùa Xuân mới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…