»

Chủ nhật, 24/11/2024, 01:23:37 AM (GMT+7)

Mỗi năm trên ba tỷ tấn bụi từ xa mạc xâm nhập khí quyển trái đất

(23:53:28 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Các nhà môi trường thế giới mới đây cảnh báo mỗi năm, trên ba tỷ tấn bụi từ các sa mạc trên thế giới được tung vào khí quyển trái đất, và hiện nay lượng bụi từ sa mạc Sahara tung vào khí quyển cao hơn gấp 10 lần so với cuối thập kỷ 1940.

Các nhà môi trường thế giới mới đây cảnh báo mỗi năm, trên ba tỷ tấn bụi từ các sa mạc trên thế giới được tung vào khí quyển trái đất, và hiện nay lượng bụi từ sa mạc Sahara tung vào khí quyển cao hơn gấp 10 lần so với cuối thập kỷ 1940.

 

Lượng bụi sa mạc bị tung vào khí quyển tăng nhanh hàng năm là hậu quả của biến đổi khí hậu và hoạt động trực tiếp của con người. Một cơn bão bụi thông thường mang theo từ 20 - 30 triệu tấn bụi.

 

Tác động của các cơn bão bụi sa mạc lan rộng khắp trái đất. Hiện tượng nhiễm mặn xảy ra trên diện rộng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Úc và là mối đe dọa chính đến cộng đồng dân cư sống bên rìa các sa mạc, góp phần biến đất đai ở đó trở thành hoang phế.

 

Chỉ trong 30 năm qua, khu vực lòng chảo sông Tarm của Trung Quốc đã mất gần 13.000km2 đất nông nghiệp vì bị nhiễm mặn.

 

Vũ khí tối thượng trong cuộc xâm lăng của sa mạc chính là sự thay đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng nóng lên gây ra những đợt hạn hán đặc biệt nghiêm trọng, có thể phá hủy nhiều thảm thực vật một cách không thể phục hồi.

 

Lượng nước mưa tại các khu vực sa mạc giảm mạnh trong hơn 2 thập kỷ qua trong khi nhiệt độ tại hầu hết khu vực này tăng từ 5-7 độ C.

 

Điều này sẽ đẩy nhanh tình trạng bốc hơi nước và gây ra bão cát, kéo sa mạc đến gần những cộng đồng dân cư sống gần đó. Năm 2006, Liên Hợp quốc cảnh báo 1/3 diện tích đất trồng trọt trên thế giới có nguy cơ bị sa mạc hóa.

 

 Từ giữa những năm 1990 đến năm 2000, mỗi năm trái đất bị mất gần 4.000  km2 diện tích canh tác bởi tình trạng sa mạc hóa.

 

Những khu vực có nguy cơ bị sa mạc hóa nhiều nhất là ở phía Nam sa mạc Xahara hoặc sa mạc Gôbi ở Trung Quốc.

 

Theo các nhà môi trường, sa mạc hóa trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo và xu hướng di cư bắt buộc.

 

Việc cấp bách trong cuộc chiến này là làm thế nào kiềm chế hiện tượng khí hậu nóng lên, tăng cường trồng rừng để giảm tác hại của các cơn bão bụi, đồng thời tiết kiệm các nguồn tài nguyên nước và phát triển những khu vực rìa sa mạc.

 

Những mảnh đất chết chóc

 

Chiếm đến 20% bề mặt trái đất nhưng sa mạc ngày càng bành trướng nhằm biến những vùng đất xanh tươi trù phú thành hoang hóa, khô cằn, và nóng bỏng.

 

Nước, cội nguồn của sự sống, là một tài sản quý hiếm  ở sa mạc. Không có sông suối vĩnh cửu, nước chỉ xuất hiện hiếm hoi trong ốc đảo hay ở giếng đào từ tầng ngậm nước, có thể bắt nguồn từ những cơn mưa cách đây hàng ngàn năm.

 

Ban ngày mặt trời hừng hực thiêu đốt. Thậm chí bạn có thể luộc trứng bằng cách để trên cát. Nhưng khi màn đêm buông xuống, cái lạnh cắt da cắt thịt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lên đến hàng chục độ C (cao nhất có thể lên tới 80 độ C). Dưới sự thay đổi nhiệt độ như thế, nham thạch bị phân giải và bào mòn nghiêm trọng do giãn nở nóng- lạnh.

 

Cộng hưởng với sự khắc nghiệt đó là những yếu tố khác như lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiều cát và gió nóng luôn thổi mạnh tạo ra rất nhiều trận bão cát và gió bụi dữ dội có thể chôn vùi và hủy diệt tất cả.

 

Lốc sa mạc được hình thành do các luồng không khí đối lưu trên mặt đất. Cát và những mảnh vụn bị thổi bay lên trong không khí có thể cao hàng chục mét. Tất cả tạo nên một bức tranh về địa ngục chết chóc: khô hạn, chói chang, quanh năm sóng nhiệt cuồn cuộn.

 

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như thế làm cho sự sống ở đây trở nên hiếm hoi. Rất ít loài động vật và thực vật có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này. Chỉ một số ít những cây bộ gai, họ xương rồng, cỏ giấy chịu được khô cằn mới có thể tồn tại.

 

Chúng có khả năng sinh trưởng nhanh, chịu hạn giỏi, có những bộ rễ gai góc và thân cây là nơi chứa chất dinh dưỡng để thích nghi giữa biển cát mênh mông.

 

Sống trong địa ngục, động vật trong sa mạc tự điều chỉnh sinh học, chúng trở nên nhỏ bé hơn và thường hoạt động về đêm để tránh cái nắng gay gắt giữa ban ngày.

 

Chúng có những khả năng đặc biệt như chịu khát tốt, chạy nhanh. Chúng thường sống trong hang như đà điểu, linh dương, chuột nhảy, thằn lằn, v.v... Vùng đất địa ngục đã tạo cho các loài rắn, bò cạp, nhện, v.v..., trở nên cực độc.

 

Sa mạc lớn nhất thế giới là Sahara nằm ở Bắc Phi, kéo dài từ bờ Đại Tây Dương theo hướng Đông đến bờ biển Hồng Hải. Sahara có tổng diện tích 8.600.000 km2, chiếm 1/3 diện tích châu Phi và đi qua nhiều nước như Ai Cập, Sudan, Lybia, Tây Sahara, v.v...

 

Sahara là một hoang mạc mang đặc tính của sa mạc và hoang mạc đá. Ở nơi đây không chỉ có những đồi cát khổng lồ, những bãi đá cuội và sỏi mà còn có những vùng nham thạch lộ thiên mênh mông.

 

Những người da màu sống định cư trên sa mạc được gọi là “cư dân chà là”. Họ sống trong các ốc đảo và làm nghề nông. Một số dân tộc du mục như người Ảrập, người Berber ở phía Bắc Sahara được gọi là cư dân lạc đà vì cuộc sống của họ gắn bó với loài động vật đặc biệt này.

 

Các cư dân lạc đà có tập quán sống trong lều bạt hoặc ở những nơi có cỏ, có nước và sử dụng lạc đà làm phương tiện di chuyển chính. Giống lạc đà một bướu ở sa mạc Sahara có khả năng đặc biệt chịu đói khát, nên được mệnh danh là con thuyền trong sa mạc.

 

Theo các kết quả nghiên cứu, cách đây vài nghìn năm, tại vị trí của sa mạc Sahara ngày nay bao trùm một khí hậu ẩm ướt, có nhiều sông, hồ lớn, trong đó, hồ Méga-Tchad (hồ cổ lớn nhất ở Sahara), có diện tích 350.000km2.

 

Người ta còn phát hiện ra nhiều dấu tích của người vượn cổ, và những đặc điểm địa chất hình thành sa mạc đá cách đây bảy triệu năm. Như vậy, sa mạc Sahara không  phải là sa mạc trẻ.

 

So với Sahara, sa mạc Atacama (phía Bắc Chile ở Nam Mỹ) không rộng bằng, nhưng nó được mệnh danh là sa mạc già nua và cằn cỗi nhất thế giới. Atacama nằm ở độ cao 4.000m so với mặt nước biển, gồm những bãi cát rộng, núi đá lởm chởm, đồi muối  và có một số hồ chứa toàn nước muối.

 

Các nhà khoa học cho rằng, các điều kiện cực kỳ khô cằn đã tồn tại ở Atacama trong ít nhất 25 triệu năm, tức lâu hơn nhiều so với sa mạc Namibia ở châu Phi hoặc các thung lũng hoang mạc của vùng Nam cực (khoảng 10 triệu năm).

 

Sa mạc Atacama không có biểu hiện của sự sống. Không có sự tồn tại của ốc đảo, không có nguồn nước, không có sinh vật, cả côn trùng cũng không. Vì vậy Atacama được gọi là sa mạc của những sa mạc.

 

Nơi đây xảy ra hiện tượng rất kỳ lạ được gọi là sa mạc nở hoa. Những đồng hoa bát ngát đủ màu khoe sắc xuất hiện trong một thời gian ngắn với chu kỳ 10-15 năm/lần ở khu vực phía Bắc và 3-4 năm/lần ở khu vực phía Nam Atacama.

 

Hiện tượng này xảy ra là do chu kỳ của các cơn mưa lớn diễn ra ngắn ngủi và sau đó Atacama lại trở thành sa mạc của các sa mạc.

 

(Theo website Quảng Ninh)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mỗi năm trên ba tỷ tấn bụi từ xa mạc xâm nhập khí quyển trái đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI