»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:41:29 PM (GMT+7)

Khủng hoảng tài chính góp phần làm giảm khí thải

(23:50:17 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Vận tải hàng không phát triển chậm lại, lượng xe hơi bán ra giảm; khủng hoảng tài chính góp phần làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Vận tải hàng không phát triển chậm lại, lượng xe hơi bán ra giảm; khủng hoảng tài chính góp phần làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

 

Cũng theo lôgic như trên, sự phát triển chậm lại của lĩnh vực bất động sản sẽ kìm hãm tốc độ đô thị hóa, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phá hủy hệ sinh thái có thể bị xem xét lại khi tính đến khả năng sinh lời của chúng.

 

Theo chuyên gia Lester Brown, Chủ tịch Viện Earth Policy (Mỹ), cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay trên thế giới có lợi cho môi trường, vì nó khiến cho nhân loại hạn chế nhu cầu tiêu thụ vật chất.

 

Nhiều nhà kinh tế và chuyên gia môi trường đều có chung nhận định, khủng hoảng kinh tế sẽ tác động tích cực tới môi trường.

 

Tuy nhiên, theo Giáo sư  Nicholas Stern của Đại học Kinh tế London (Anh), tác giả của một bản báo cáo quan trọng về các hậu quả kinh tế đối với thay đổi khí hậu công bố tháng 11/2006, lượng khí thải cacbonic giảm trong vòng 2-3 năm không làm thay đổi tình hình, mục tiêu chính là phải chuyển sang tăng trưởng hạn chế thải lượng khí CO2.

 

Theo Bộ trưởng Môi trường Brasil, Carlos Minc, giá đậu tương và nguyên liệu giảm mạnh sẽ làm giảm áp lực lên các khu rừng.

 

Bên cạnh những nhận định như trên, Giáo sư Jean Marie Harribey, Đại học Montesquieu-Bordeaux IV, hiện là phó chủ tịch tổ chức phi Chính phủ ATTAC của Pháp cảnh báo, tác dụng tiêu cực của khủng hoảng môi trường có thể sẽ giống như kịch bản từng xảy ra vào năm 1973.

 

Khi đó, tình hình khó khăn về kinh tế đã khiến cho người ta quên đi các mối quan tâm về môi trường. Còn theo Christian Coméliau, chuyên gia của Viện Nghiên cứu phát triển Genève, các cuộc khủng hoảng sinh thái, dầu và lương thực sẽ không dừng lại vì hiện đang diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhận định này khiến người ta nhớ đến lời cảnh báo của Pavan Sukhdev, chuyên gia kinh tế làm việc cho Deutsche Bank.

 

Trong báo cáo được công bố gần đây, Pavan cho biết, mỗi năm thế giới phải chi ra từ 2.000-5.000 tỷ USD cho các dịch vụ cải tạo môi trường hoặc thiệt hại do việc phá hủy hệ sinh thái.

 

Nicholas Stern nói: "Chúng ta cần phải rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính. Nếu không hiểu gì về các nguy cơ đang lớn dần trong hệ thống kinh tế, chúng ta phải hứng chịu những bất ổn nghiêm trọng. Đó là bài học lớn đối với thay đổi khí hậu, các hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng hiện nay, nếu chúng ta không hành động tức thời.

 

Một tác động khác của khủng hoảng là vấn đề xã hội. Benjamin Grebot, chuyên gia của tổ chức phi Chính phủ Utopia phân tích sản xuất suy thoái và tăng trưởng chậm lại sẽ gây áp lực lên môi trường.

 

Những người có thu nhập trung bình là nạn nhân đầu tiên phải trả giá. Tuy nhiên, theo Giáo sư Jean Marie Harribey, ảnh hưởng của khủng hoảng đối với mọi người không giống nhau. Cuộc khủng hoảng sẽ dẫn đến việc phân phối lại thu nhập trong xã hội.

 

Nhìn chung, các chuyên gia đều thống nhất quan điểm cho rằng, cuộc khủng hoảng có thể sẽ là cơ may nếu nó giúp chúng ta xem xét lại cách thức phát triển.

 

Theo giải thích của bà Sylvie Faucheux thuộc Đại học Versailles  (Pháp), nếu các nhà lãnh đạo các nước phương Tây không ý thức được tính cấp bách cần thay đổi một cách căn bản, chỉ trong thời gian ngắn, hệ thống kinh tế  sẽ diệt vong do tác động ngược trở lại từ xã hội hoặc môi trường.

 

Hai giải pháp được đưa ra, một liên quan đến công nghệ, một liên quan đến xã hội.

 

Nicholas Stern ủng hộ giải pháp đầu tiên vì theo ông "Chúng ta nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cho phép sản xuất điện theo cách khác, xây dựng các tòa nhà hiệu quả về mặt năng lượng để tiến tới một nền kinh tế thải ra ít khí carbon hơn. Một cơ hội lớn với các đầu tư theo hình thức này, vì đây là thị trường có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD trong vòng 20 năm tới. Điều đó sẽ giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng suy thoái và giải quyết được vấn đề phân phối".

 

Giải pháp liên quan tới xã hội ưu tiên thay đổi phương thức điều tiết hệ thống kinh tế. "Cần phải mở rộng các lĩnh vực phi thương mại, ít tác động đến môi trường, trong đó có hai  ưu tiên chính là y tế, giáo dục"- đó là nhận định của Giáo sư Jean Marie Harribey.

 

Trong khi đó Benjamin Grebot hy vọng: "Cơ hội vẫn còn để chúng ta xem xét lại hệ thống kinh tế hiện nay, trong đó các nhà đầu tư  nhắm tới mục đích khả năng sinh lời bằng mọi giá, bất chấp mọi hậu quả lên môi trường. Vấn đề không phải là ra khỏi nền kinh tế thị trường, mà là tổ chức nó theo một cách khác".       

 

(Theo Báo Tài Nguyên&Môi Trường)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khủng hoảng tài chính góp phần làm giảm khí thải

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI