Môi trường » Không khí
Khu công nghiệp Biên Hoà 1 - Ô nhiễm thập diện mai phục
(23:51:14 PM 17/06/2011)
Mỗi ngày khu công nghiệp Biên Hoà 1 thải ra sông Cái (một nhánh của sông Đồng Nai) gần 15.000m3 nước thải chưa hề được xử lý. Và, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã tính đến việc xoá sổ Biên Hoà 1 trong ít năm tới sau khi tuyên bố không thể cải tạo được.
![]() |
Khu công nghiệp Biên Hoà 1 nhìn từ trên cao |
Ban đầu, chính quyền tỉnh Đồng Nai đưa ra phương án cứu khu công nghiệp Biên Hoà 1 (viết tắt: Biên Hoà 1) bằng các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm. Vào năm 2001, công ty phát triển khu công nghiệp Biên Hoà (viết tắt Sonadezi – đơn vị quản lý Biên Hoà 1) được tỉnh giao nhiệm vụ khôi phục, nâng cấp và quản lý hạ tầng kỹ thuật Biên Hoà 1.
Đến nay, sau gần bảy năm cải tạo, hệ thống hạ tầng bên ngoài tường rào của các nhà máy tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ như: thoát nước, điện, cây xanh, giao thông… Một hệ thống đường ống quy mô được xây dựng và đấu nối từ Biên Hoà 1 sang Biên Hoà 2 để xử lý nước thải cho Biên Hoà 1.
Cuộc cải tạo bất thành
Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng và các công trình bên trong nhà máy của hơn 100 doanh nghiệp đã không được kết nối đồng bộ, hoàn chỉnh như bên ngoài hàng rào. Tất cả vẫn là chắp vá, vay mượn tạm bợ. Hệ thống đường ống đấu nối khổng lồ không thể hoạt động. Cuối cùng, chỉ có khoảng 200m3/15.000m3 mỗi ngày đi qua đường ống tiền tỉ nêu trên.
Lý giải điều này, một quan chức của Sonadezi cho biết, việc sửa chữa nâng cấp hệ thống xử lý chất thải, nước thải không làm được vì hầu hết nhà máy đều có trước năm 1975, lạc hậu và cũ kỹ.
Mặt khác, việc thay thế, đổi mới công nghệ ở đây cũng chỉ thực hiện được ở một số rất ít doanh nghiệp ăn nên làm ra, còn đại bộ phận doanh nghiệp không có khả năng vì làm ăn không hiệu quả.
Trên, dưới đều ô nhiễm
![]() |
Chỉ ít năm nữa, điểm đến của CADIVI là một khu công nghiệp khác và mức độ thuận tiện sẽ không bằng hiện tại |
Theo một báo cáo mới nhất của sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai, hầu hết nước thải của Biên Hoà 1 được đổ thẳng ra sông Cái. Hàm lượng nhiều loại chất độc, kim loại vượt chuẩn nhiều lần. Điển hình như xí nghiệp ắc quy Đồng Nai (chất N-NH3 vượt chuẩn 53 lần, chì vượt gần 15 lần), công ty Ajinomoto Việt Nam (N-NH3 vượt 16 lần, Coliform vượt 31 lần), cá biệt, công ty cổ phần cơ khí thực phẩm và xây lắp Biên Hoà có hàm lượng chất N-NH3 vượt 241 lần… Đây cũng mới chỉ là thông tin chưa đầy đủ vì còn một bộ phận doanh nghiệp không có thông tin.
Chuyện ô nhiễm chất thải công nghiệp nguy hại tại Biên Hoà 1 cũng đáng báo động. Theo cơ quan chức năng tỉnh, mới chỉ khảo sát, điều tra một phần các doanh nghiệp nơi này, mỗi tháng có gần 1.500 tấn chất thải công nghiệp nguy hại được thải ra, nhưng cũng chỉ có hơn 200 tấn trong số này được ký hợp đồng xử lý.
Số còn lại vẫn đang nằm chất đống trong các doanh nghiệp. Chỉ cần một cơn mưa, số chất thải này sẽ trôi ra sông hoặc ngấm xuống đất nếu không được bảo quản cẩn thận.
Một hiểm hoạ nữa từ Biên Hoà 1 chính là lượng khói bụi. Hàng ngàn hộ dân sống tại phường An Bình và cù lao Hiệp Hoà nhiều năm qua phải hít thở bằng khí thải từ đây. Hơn 50 phần trăm nhà máy trong Biên Hoà 1 có phát sinh bụi và khí thải công nghiệp, hầu hết khí thải không được xử lý.
Các chỉ tiêu về bụi, oxyt lưu huỳnh (SO2), oxyt cacbon (CO2), v.v…, đều vượt chuẩn hàng chục lần. Những doanh nghiệp như nhà máy thép Biên Hoà, xí nghiệp cao su Đồng Nai, hoá chất Biên Hoà… đứng đầu về danh sách gây ô nhiễm khí thải.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)