Môi trường » Không khí
Không khí bẩn có thể gây mưa, có thể không
(23:50:46 PM 17/06/2011)
Một nhóm nhà khoa học quốc tế, đứng đầu là Tiến sĩ Daniel Rosenfeld ở Viện Khoa học Trái đất tại Đại học Do Thái ở Jerusalem (Thủ đô của Israel), đưa ra một phát hiện gây ngạc nhiên về vấn đề gây tranh cãi liệu ô nhiễm không khí làm tăng hay làm giảm lượng mưa. Kết luận là cả hai trường hợp đều có thể đúng, phụ thuộc vào điều kiện môi trường từng vùng.
Xác định rõ vấn đề này là một trong những kết quả quan trọng trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu và cụ thể ở những khu vực đang chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm và thiếu nước do con người tạo ra bao gồm Israel.
Trong một bài báo ra ngày 5/9 của Tờ Khoa Học, nhóm khoa học gia bao gồm các nhà nghiên cứu từ Đức đưa ra kết quả nghiên cứu gỡ rối cho những mâu thuẫn xung quanh câu hỏi hắc búa đó.
Họ làm điều này bằng cách theo dõi các dòng năng lượng chảy qua khí quyển và các cách nó bị ảnh hưởng bởi hạt aerosol (lơ lửng trong không khí). Điều này cho phép phát triển những dự báo chính xác hơn về việc ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới thời tiết, các nguồn nước và khí hậu tương lai ra sao.
Con người thải lượng lớn hạt aerosol vào không khí, những phần tử nhỏ đến mức chúng bồng bềnh trong không khí. Trước khi bị ảnh hưởng bởi con người, không khí trên mặt đất chứa nhiều gấp hai lần các phần tử aerosol hơn so với không khí trên bề mặt đại dương. Ngày nay, tỷ lệ này tăng nhiều gấp trăm lần.
Các hạt lơ lửng trong không khí tự nhiên và nhân tạo đều ảnh hưởng tới khí hậu của chúng ta - quan điểm đó được nhiều người đồng ý. Nhưng các chất này thúc đẩy quá trình đó bằng cách nào?
Chúng tạo ra nhiều mây và mưa hơn, một số nhà khoa học nói. Chúng tạo ra ít mây và mưa hơn, một số khác lại nói.
Vai trò gây tranh cãi này của aerosol trở thành nguồn không chắc chắn lớn nhất trong hiểu biết của chúng ta về hệ khí hậu, bao gồm vấn đề ấm nóng toàn cầu.
“Cả hai phía đều đúng”, Tiến sĩ Meinrat O. Andreae, giám đốc Viện Hoá học Max Planck ở Đức, một đồng tác giả của bài báo, nói. “Nhưng bạn phải xem xét có bao nhiêu phần tử aerosol”.
Tác giả chính, Tiến sĩ Rosenfeld ở Đại học Do Thái, nói thêm: “Lượng aerosol là nhân tố quan trọng đang kiểm soát việc năng lượng phân bố trong khí quyển ra sao”.
Mây và, vì thế, lượng mưa sẽ xảy ra khi độ ẩm, không khí ấm bốc lên từ mặt đất và nước tụ lại hay đóng băng trên các phần tử aerosol ở phía trên. Năng lượng có trách nhiệm làm bay hơi nước từ bề mặt trái đất và nâng đỡ không khí được cung cấp bởi mặt trời.
Aerosols có tác dụng hai mặt: một mặt, chúng hoạt động giống như một lưới lọc mặt trời làm giảm lượng năng lượng mặt trời tiếp cận tới mặt đất. Theo đó, ít nước bị bay hơi hơn và không khí ở mặt đất vẫn mát hơn và khô hơn, ít chiều hướng tăng và tạo thành đám mây hơn.
Mặt khác, sẽ không có những giọt mây nào mà không có aerosol. Một số phần tử aerosol hoạt động như các điểm thu hút độ ẩm của không khí được gọi là điểm ngưng tụ.
Trên những phần tử nhỏ này với đường kính nhỏ hơn một phần nghìn mm, nước tụ lại - giống sương trên đất lạnh – phát ra năng lượng trong quá trình này.
Đây chính là nguồn năng lượng trước đó được sử dụng để làm bay hơi nước từ bề mặt trái đất. Hơi nóng phát ra làm ấm vùng không khí và nó có thể tăng hơn nữa, tạo ra những giọt mây cùng với nó.
Nhưng nếu dư thừa các điểm thu hút (độ ẩm) này, các giọt nhỏ không bao giờ đạt tới khối lượng tới hạn để rơi xuống mặt đất và tạo thành mưa - chỉ vì không có đủ nước để chia sẻ giữa tất cả các phần tử aerosol.
Cũng như vậy, với một số lượng giọt nhỏ đang tăng lên, bề mặt tổng thể của chúng tăng, làm tăng lượng ánh sáng mặt trời phản chiếu trở lại không gian và, theo cách đó, làm mát và làm khô trái đất.
Tóm gọn lại, khi đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra những điều sau: với sự ô nhiễm đang tăng lên, lúc đầu lượng mưa tăng, lên tới cực đại và cuối cùng hạ đột ngột tại những nơi nơi nồng độ aerosol rất cao.
Kết quả thực tế cho thấy, ở trong không khí tương đối sạch, tăng hàm lượng aerosol lên tới giới hạn giải phóng tối đa năng lượng sẵn có sẽ làm tăng lượng mưa. Vượt ra khỏi điểm đó, tăng hàm lượng aerosol sẽ làm giảm đáng kể lượng mưa.
Vì thế, ở những vùng với hàm lượng aerosol trong khí quyển cao, do điều kiện tự nhiên hay nhân tạo, sự tiếp diễn hay thậm chí sự xấu hơn những điều kiện này có thể dẫn tới làm giảm lượng mưa so với mức bình thường hay thậm chí gây hạn hán.
Tiến sĩ Rosenfeld tuyên bố: “Những kết quả này có ý nghĩa to lớn tới các quốc gia như Israel nơi lượng mưa khan hiếm và có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi sự sản sinh quá nhiều aerosol. Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra báo động đỏ cảnh báo tất cả những ai chịu trách nhiệm về việc kiểm soát lượng ô nhiễm chúng ta thải ra khí quyển”.
“Với những kết quả này chúng ta cuối cùng có thể cải thiện sự hiểu biết của mình về tác động của aerosol tới lượng mưa và khí hậu”, Andreae nhấn mạnh, “Bởi lẽ tác động trái ngược của các hiệu ứng aerosol khác nhau cản trở chúng ta rất nhiều trong việc đưa ra các dự báo chính xác hơn cho tương lai khí hậu của chúng ta và, nhất là, cho sự đảm bảo dồi dào nguồn nước”.
Thu Hương (theo ENN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)