Môi trường » Không khí
Không đạt bước đột phá về cắt giảm khí thải
(23:49:40 PM 17/06/2011)
Kế hoạch của Liên Hợp quốc về đưa ra một thỏa thuận mới chống biến đổi khí hậu thay thế Nghị định thư Kyoto vào cuối năm 2009 có thể gặp nhiều khó khăn khi Hội nghị Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu Lần thứ 14 (COP 14) kéo dài 12 ngày qua ở Poznan, Ba Lan, kết thúc sáng 13/12 đã không đạt bước đột phá nào về các quy định cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Tại hội nghị, các nước tham gia Nghị định thư Kyoto, trong đó có nhiều nền kinh tế lớn (trừ Mỹ chưa tham gia), cho rằng vào năm 2020 các nước giàu cần phải cắt giảm từ 25-40 phần trăm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm 1990. Tuy nhiên, một số nước và các tổ chức môi trường lại cho rằng quy định này là không rõ ràng.
Các nước đang phát triển kêu gọi các nước giàu đi tiên phong trong cuộc chiến này và bác bỏ việc đặt các mục tiêu giảm khí thải mang tính ràng buộc.
Các bộ trưởng môi trường và quan chức của gần 190 quốc gia chỉ nhất trí thông qua một kế hoạch làm việc nhằm xúc tiến cuộc đàm phán để có thể cho ra đời một hiệp mới về chống biến đổi khí hậu trong hội nghị ở Copenhagen, Đan Mạch tháng 12/2009.
Theo đó, vào đầu năm tới, 192 nước thành viên Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) sẽ phải đưa ra các đề nghị cho hiệp ước mới. Các nước sẽ thảo luận các đề nghị này tại cuộc họp ở
Hội nghị Poznan đã bật đèn xanh cho việc lập Quỹ Thích nghi, một cơ chế nhằm cung cấp tài chính giúp các nước nghèo đối phó với những tác động từ sự biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số bất đồng giữa các nước phát triển và đang phát triển liên quan đến việc lập quỹ này và đây cũng là nguyên nhân khiến hội nghị phải kéo dài thời gian họp hơn so với dự kiến kết thúc vào ngày 12/12.
Ngoài ra, hội nghị Poznan đã nhất trí được một số vấn đề nhỏ khác như biện pháp bảo vệ rừng, chuyển giao công nghệ sạch cho các nền kinh tế đang phát triển...
Tuy nhiên, việc không đạt được sự nhất trí nào về vấn đề cốt lõi là mục tiêu cắt giảm khí thải đã làm dấy lên những phỏng đoán cho rằng các nước sẽ ngày càng khó khăn hơn trong tiến trình xây dựng một bản hiệp ước thay thế Nghị định thư Kyoto vào năm tới như dự kiến.
Đại diện Trung Quốc tại hội nghị tỏ ý thất vọng về việc không đạt được tiến triển nào tại Pozan, thậm chí một số vấn đề cụ thể vẫn "dậm chân tại chỗ". Đại diện Nam Phi cho biết vấn đề này thậm chí còn gây căng thẳng giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Các tổ chức môi trường cũng hết sức thất vọng về kết quả của hội nghị. Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Hoang dã (WWF) cho rằng hội nghị đã bỏ lỡ một cơ hội lớn cho việc thống nhất cách thức chống khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
(Theo TTXVN/Vietnam )
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)