Môi trường » Không khí
Khói bụi của nhà máy xi măng Luks vẫn làm khổ dân
(23:49:23 PM 17/06/2011)
Ô nhiễm môi trường tại nhà máy xi măng Luks Việt Nam 100 phần trăm vốn nước ngoài hiện đã làm cho hàng chục hộ dân ở làng Vân Xá Tây, xã Hương Văn, huyện Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên- Huế) sống trong cảnh ngột ngạt, khó thở.
Khói, bụi và muội than bay tứ tung bám thành từng lớp dày ở sân vườn làm cây cối chết héo dần. Quá bức xúc, nhiều hộ dân có nguyện vọng muốn được chuyển chỗ ở đi nơi khác, nhiều người làm đơn khiếu nại gửi lên các cơ quan chức năng nhưng chỉ nhận được... sự im lặng đến khó hiểu?
Sống chung với bụi!
Tại đây, những ngôi nhà này đều trong tình trạng cửa đóng, then gài. Gặp chúng tôi trong bộ dạng áo quần lấm lem, anh Lê Minh Tâm một người bán hàng quán tại Vân Xá Tây cho biết: "Chỉ hé cửa một tí thôi vậy mà bụi đã bám đầy cả bàn ghế như thế này rồi đấy, chúng tôi sống ở đây rất khổ. Cây cối không trồng được đã đành, buôn bán ngày càng ế ẩm phần vì bụi bặm, phần vì tiếng ồn do nhà máy hoạt động 24/24 giờ".
Chị Trương Thị Lựu nhà ở kế bên, cũng trong tình cảnh tương tự, không năm nào chị không gửi đơn kêu cứu nhưng rồi đều nhận được cái im lặng đến đáng sợ!. Mảnh vườn phía sau nhà chị nhuốm một màu đen của than và bụi xi măng do nhà máy xi măng Luks thải ra làm cho cây cối rụng lá trơ trọi, vườn rau màu sống lay lắt, ứ đọng ao tù...
Cả mấy năm nay gia đình chị chẳng thu nhập được gì từ vườn, mà mối hiểm hoạ bệnh tật luôn rình rập. Ông Phạm Hy, Chủ tịch UBND xã Hương Văn cho biết từ năm 2000 đến nay, hơn 40 hộ dân ở đây sống phải sống chung với bụi và tiếng ồn.
Không chỉ vậy mà tình trạng khai thác đá làm xi măng ở đây cũng có vấn đề, rất nhiều người bị thương trong lúc làm ruộng do việc khai thác đá không đảm bảo quy trình kỹ thuật, để đá bay đến.
Địa phương nhiều lần kiến nghị lên huyện, tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Trước mắt, xã vận động bà con cần che đậy kỹ thức ăn, đồ uống tránh để xảy ra bệnh tật.
Lý giải cho tình trạng trên, ông Tôn Thất Phục, Phó Tổng giám đốc 2, Công ty Luks Việt Nam phân trần: "Sản xuất xi măng thì làm sao không ô nhiễm được. Ở đây đâu chỉ có xi măng Luks đâu. Trong sản xuất, có những lúc do nguồn điện không ổn định nên nó phát tán ra ngoài gây ô nhiễm, chứ còn về tất cả những máy móc thiết bị, chúng tôi đều phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam".
Tuy nhiên, theo chúng tôi biết, nhà máy xi măng Luks năm lần mở rộng sản xuất, từ năm vạn tấn ban đầu, hiện đang nâng lên bốn triệu tấn xi măng/năm. Từ trước năm 2002, khi nhà máy chỉ có dây chuyền 1 và 2 hoạt động, vấn đề môi trường trong khuôn viên nhà máy và khu vực dân cư xung quanh được giải quyết tương đối tốt.
Ở giai đoạn này nhà máy đã được cấp giấy chứng nhận quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14.000. Từ năm 2003 đến nay, nhà máy liên tục mở rộng các dây chuyền sản xuất 3,4 và 5 môi trường bị ảnh hưởng nặng bởi việc mở rộng sản xuất ở đây đã không đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường.
Chậm được khắc phục?
Mới đây Cục Bảo vệ Môi trường (BVMT) phát hiện nhà máy xi măng Luck thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép vào môi trường không dưới hai lần. Cục BVMT kết luận, từ khi mở rộng dây chuyền sản xuất số 3, nhà máy đã tự ý thay lọc bụi tĩnh điện bằng lọc bụi tay áo khi chưa có sự cho phép của Bộ Tài nguyên&Môi trường (Bộ TNMT).
Nghiêm trọng hơn, Nhà máy không lập báo cáo đánh giá tác động của môi trường mà đã tiến hành xây dựng và đưa vào hoạt động dây chuyền số 4, không lập hồ sơ đăng kí có phát sinh chất thải nguy hại....
Qua đó, Cục BVMT cũng xác định "Nhà máy này thuộc nhóm cơ sở gây ô nhiễm môi trường" cần xử lý. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Tài nguyên&Môi trường tỉnh xử lý dứt điểm vi phạm theo quy định, báo cáo Cục trước ngày 30/6/2008. Vậy nhưng đã gần nửa năm trôi qua mà tỉnh Thừa Thiên -Huế vẫn chưa có một biện pháp xử lý nào làm cho đời sống của người dân xung quanh nhà máy bớt khốn khổ.
Ông Nguyễn Hữu Quyết, Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho biết sau khi có kết luận của Cục BVMT ngày 12/3/2008, thanh tra sở có công văn số 204/TNMT-TTr gửi UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đề nghị xử lý theo thẩm quyền và pháp luật.
Thanh tra Sở đã chỉ ra bốn vi phạm tại nhà máy xi măng này nhưng UBND tỉnh lại có quyết định ngược lại, công văn số 2376/UBND-NĐ ngày 10/5/2008, yêu cầu Giám đốc Sở TN&MT chỉ đạo thanh tra Sở tạm dừng thi hành quyết định số 85 QĐ-TTr ngày 21/4/2008 về việc xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường với lý do là việc xử lý theo kết luận của Cục Bảo vệ Môi trường đối với đơn vị này chỉ được thực hiện khi đã có hướng dẫn cụ thể của Bộ TNMT, Cục BVMT?.
Trao đổi với báo giới về vấn đề ô nhiễm môi trường bụi tại nhà máy xi măng Luks, bà Nguyễn Thị Thúy Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho biết, tỉnh đã họp để xử lý, nhưng do tại cơ sở này có ba đơn khiếu nại nên tạm dừng lại. Mặt khác, trong quá trình kiểm tra của Cục BVMT không có đại diện của tỉnh đi theo nên chưa nắm được tình hình?.
(Theo Báo TN&MT)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…