»

Chủ nhật, 24/11/2024, 01:18:14 AM (GMT+7)

Khai thác đá gây ô nhiễm trong nhiều năm

(23:52:35 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Hàng chục hộ dân tổ 15, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) rất bức xúc về chuyện không khí, nguồn nước bị ô nhiễm, tiếng ồn quá mức cho phép do hoạt động khai thác đá gây ra đã kéo dài nhiều năm.

Hàng chục hộ dân tổ 15, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) rất bức xúc về chuyện không khí, nguồn nước bị ô nhiễm, tiếng ồn quá mức cho phép do hoạt động khai thác đá gây ra đã kéo dài nhiều năm.

 

Để giải quyết những bức xúc của người dân, một dự án quy hoạch làng đá Non Nước được phê duyệt từ hơn 10 năm trước nhưng qua năm lần chỉnh sửa và thay đổi địa điểm, đến nay dự án vẫn còn nằm trên giấy.

 

Đổ đá nứt nhà dân

 

Mỗi ngày gần 400 cơ sở điêu khắc đá như thế này thải bao nhiêu ký bụi ra không khí, chưa có cơ quan chức năng nào thống kê được. Nhưng tình trạng này kéo dài, gây hại cho sức khỏe của người dân thì đã quá rõ ràng

Bà Huỳnh Thị Bảy, 55 tuổi, dẫn tôi ra bãi tập kết đá cạnh nhà, nơi mà hơn một năm nay bà và con cháu luôn bị giật mình mỗi khi chợp mắt buổi trưa hay đi ngủ buổi tối bởi âm thanh đinh tai, nhức óc của máy khoan đá và âm thanh như trút bom của những khối đá lớn được thả trong trạng thái rơi tự do từ trên xe xuống.

 

Dù đã qua lớp khẩu trang bịt miệng nhưng thỉnh thoảng bà lại ho khù khụ bởi bụi từ đá bay vào họng.

 

Bà bức xúc: “Đá được tập kết về từng khối lớn, hơn 30 lao động hì hục dùng máy khoan, búa để xẻ ra làm nhiều khối nhỏ rồi cho xe đem đến các cơ sở điêu khắc.

 

Mỗi khi đội quân này hoạt động thì cũng là lúc dân sống xung quanh bị ảnh hưởng bởi bụi của đá; nhà nào yếu, chịu lực kém thì cứ như bị cài chế độ rung rinh tự động, một số nhà đã bị nứt tường toang hoác với khoảng cách 20-30cm; chuồng heo, chuồng gà bị sập đà, sụt mái là chuyện thường.

 

Trong tổ, 5-6 phụ nữ đang mang thai và trẻ em đã phải đi sơ tán do sợ chuyện chẳng lành vì âm thanh quá lớn, bụi đá quá nhiều và hơn nữa là sợ sập nhà”.

 

Dân đã kiến nghị nhiều lần, phường có xuống giải quyết bức xúc trong dân, làm việc với doanh nghiệp thuê mặt bằng nhưng tình trạng trên chỉ ngưng được vài ngày thì lại tiếp tục.

 

“Hơn 2/3 dân số Hòa Hải đang sống trên đống tiền nhưng cũng sẽ chết trên đống tiền. Năm trường học trên địa bàn phường với hàng ngàn học sinh hàng ngày vừa học vừa bịt mũi bởi bụi đá rơi rơi. Nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng bởi bụi clinker, nước thải chứa hàm lượng lớn a xít dùng xong đổ tràn lan ngấm vào lòng đất, từ vài năm trở lại đây, dân phải đi lấy nước từ nơi khác về dùng

 

Hầu hết những hộ làm đá đều khá giả và giàu có nhưng về lâu dài, sức khỏe bị ảnh hưởng như thế nào thì chưa ai nói trước được điều gì”, ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND phường thừa nhận như trên và bức xúc không kém gì các hộ dân.

 

Năm lần điều chỉnh, quy hoạch vẫn treo

 

Cũng theo ông Hiền, chuyện dân tổ 15 bức xúc chỉ là một trong vô vàn những vấn đề nóng ở Hòa Hải cần được giải quyết. Chúng tôi đặt vấn đề về việc bức xúc của dân cũng chỉ xoay quanh việc cho thuê mặt bằng, doanh nghiệp đã không tuân thủ như thỏa thuận với UBND vậy sao không giải quyết ngay mà cứ để “cái sảy nảy cái ung”?

 

Ông Hiền giải thích phường đã mời chị Hoa đến, căn cứ trên biên bản làm việc giữa các hộ dân và chủ thuê mặt bằng yêu cầu chấm dứt việc làm đó, giải quyết hết số đá và trả lại mặt bằng, không cho thuê nữa (hỏi họ tên đầy đủ của chị Hoa thì ông phó chủ tịch phường nói không biết - PV).

 

Tuy nhiên, chị Hoa vẫn không tuân thủ và cứ tiếp tục đưa đá về”. Giải thích việc gây nứt tường và sụp nhà dân, ông Hiền tiếp tục lái: “Cái đó chưa thể xác định được ai đã gây ra, vì nói khơi khơi rứa răng được, phải có cơ sở thực tiễn, ví dụ như ai đập phá gây nứt. Còn việc thả đá, khoan đá thì không ai chứng minh rằng là nguyên nhân gây nứt nhà” (?!).

 

Việc để sản xuất tràn lan làm ô nhiễm môi trường, nguồn nước, theo chúng tôi, có nguyên nhân là do đề án quy hoạch làng đá Non Nước quá rùa. Từ năm 1997, TP Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chung, đến năm 2003, phê duyệt quy hoạch chi tiết làng đá mỹ nghệ Non Nước trên diện tích 50,5ha và giao UBND quận Ngũ Hành Sơn làm chủ đầu tư.

 

Dự án chưa ráo mực thì ngày 15/1/2004, UBND TP lại phê duyệt điều chỉnh mặt bằng quy hoạch chi tiết làng đá, nâng diện tích lên 51,92ha, bao gồm khu lễ hội, công trình công cộng, nhà ở, khu sản xuất lớn, cây xanh, di tích.

 

Người dân háo hức chờ đợi dự án khởi công nhưng ngày 7/5/2004, TP lại tiếp tục có quyết định phê duyệt tổng mặt bằng xây dựng dự án điêu khắc đá Đà Nẵng, trong đó sẽ tách riêng khu vực sản xuất, khu vực buôn bán vốn có rất nhiều khói bụi ra khỏi cộng đồng cư dân để đảm bảo môi trường sinh thái cho đời sống của nhân dân làng nghề và khu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.

 

Đồng thời sẽ hình thành một công viên có quy mô lớn để trưng bày sản phẩm của làng nghề. Tổng diện tích làng nghề mới là 51ha, định vị tại phía Nam đường Huyền Trân Công Chúa và phía Bắc đường Nguyễn Duy Trinh (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn).

 

Mới đây nhất là lần thay đổi quy hoạch đưa dự án về phía Tây Nam phường Hòa Hải với diện tích trên 70ha! Thế nhưng, năm 2008, thành phố vẫn chưa ghi vốn để thực hiện.

 

Nếu căn cứ theo luật môi trường thì phường Hòa Hải không thể nào đáp ứng được, nhưng không cho làm thì gần 400 hộ với trên 4.000 lao động không có việc làm sẽ trở thành bài toán nan giải.

 

Được biết, hiện nay trên 70ha đất dự án đã giao cho viện quy hoạch thành phố, Ban giải tỏa đền bù số 3, công ty phát triển hạ tầng để triển khai thực hiện dự án.

 

Tuy nhiên, từ cách đây ba tháng, dự án cũng chỉ khởi động ở việc công bố cho dân, cắm bảng quy hoạch tổng thể, quay phim hiện trạng rồi treo cho đến nay.

(Theo SGGP)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khai thác đá gây ô nhiễm trong nhiều năm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI