Môi trường » Không khí
Hà Nội, TP HCM ô nhiễm bụi hàng đầu châu Á
(23:53:33 PM 17/06/2011)
Xét về mật độ bụi nhỏ, Hà Nội và TP HCM thuộc loại hàng đầu châu Á, chỉ sau Bắc Kinh, Thượng Hải một chút, bà Nguyễn Ngọc Lý, Trưởng phòng Phát triển Bền vững của UNDP tại VN, tiết lộ trong buổi công bố báo cáo môi trường toàn cầu sáng 27/10.
Sáng 27/10, đồng loạt tại các nước trên thế giới, chương trình môi trường liên hợp quốc công bố bản báo cáo GEO-4, báo cáo mới nhất đánh giá hiện trạng bầu khí quyển, đất đai, nước và đa dạng sinh học trên thế giới trong vòng 20 năm qua.
Đây cũng là báo cáo đầy đủ nhất của Liên Hiệp Quốc về môi trường, do hơn 390 chuyên gia soạn thảo. Theo đó, Việt
Một bản đánh giá chỉ số môi trường bền vững, công bố tại một hội nghị ở Davos, Thuỵ Sĩ năm ngoái, cho biết Việt Nam được xếp cuối cùng về môi trường trong tám nước Đông Nam Á.
Còn theo cảnh báo mới đây của Ngân hàng thế giới, nước ta sẽ là một trong hai quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi nước biển dâng.
Ông Hoàng Dương Tùng, Giám đốc Trung tâm Quan trắc&Thông tin Môi trường, thuộc Cục Bảo vệ Môi trường, thành viên đoàn Việt Nam tham gia GEO-4, cho biết, ngoài bụi, ô nhiễm sông cũng là một vấn đề nghiêm trọng, mà chủ yếu do nước thải sinh hoạt, công nghiệp của các thành phố lớn thải ra.
"Có những đoạn trên hệ thống sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai - Sài Gòn, ôxy hoà tan gần như bằng không, trở thành những dòng sông chết", ông nói.
Ông Tùng cũng cho rằng, nếu tính đến các tổn thất môi trường, "có ý kiến cho rằng GDP năm nay của chúng ta không thể đạt mức 8,5%, mà chắc chắn là thấp hơn thế, có thể chỉ 4-5% thôi".
Dưới đây là vài điểm chính trong báo cáo GEO-4
- Toàn thế giới đang sống vượt xa tiềm lực của mình. Để đáp ứng nhu cầu của một người, trái đất cần đến 21,9 hecta bề mặt, trong khi công suất sinh học của toàn cầu, chia bình quân, hiện chỉ là 15,7 hecta, bằng hai phần ba so với nhu cầu của chúng ta.
- Nếu như trước kia, nhiều người coi trái đất nóng lên là khẩu hiệu, là vô hình, thì nay, số liệu đã rõ ràng đến mức không thể làm ngơ: nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74 độ C trong 100 năm qua, và trong thế kỷ này có thể tăng thêm từ 1,8 đến 4 độ - mức mà vượt qua đó là không thể đảo ngược. Và những nước nằm sát bờ biển (như Việt
Tình hình nghiêm trọng đến mức, người ta phải xem xét tới một công ước mới thay thế Nghị định thư
- Nước ngọt đang giảm nhanh, ước tính đến năm 2025, 1,8 tỷ người sẽ phải sống trong điều kiện cực kỳ thiếu nước, và khi đó "gánh nặng về nhu cầu nước sẽ trở nên không chịu nổi tại các quốc gia khan hiếm này".
- Tốc độ thay đổi đa dạng sinh học hiện nay được xem là "nhanh nhất trong lịch sử con người", với hơn 30% động vật lưỡng cư, 23% động vật có vú và 12% loài chim có nguy cơ tuyệt diệt. Ngoài ra, công suất đánh cá của con người ước tính gấp 2,5 lần so với sản lượng khai thác bền vững của các đại dương.
"Sự tàn phá có hệ thống đối với tài nguyên đã đến một điểm mà tại đó sức sống của các nền kinh tế hiện đang bị thách thức - và đã đến mức mà hóa đơn thanh toán của chúng ta giao lại cho con cái có thể không sao thanh toán được", ông Achim Steiner, Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và là Giám đốc điều hành UNEP, nhấn mạnh.
(Theo Vnexpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…