Môi trường » Không khí
Giặc bụi tung hoành - trách nhiệm thuộc về ai
(23:48:28 PM 17/06/2011)
Đã nhiều năm qua, giặc bụi tung hoành ở Hà Nội khiến dân sống khổ sở với bụi. Còn khách thập phương khiếp sợ mỗi lần đến hoặc nhớ về Hà Nội. Bão bụi trên đường Láng - Hoà Lạc.
Chính quyền địa phương cũng đã từng trăn trở, từng ra quân để dẹp bụi. Nhưng cứ sau mỗi lần ra quân rầm rộ, ngân sách đầu tư cũng không ít thì tình hình lại không mấy biến chuyển. Vì sao lại như vậy? Trách nhiệm trước vấn đề này thuộc về ai? Các phóng viên Trang Hà Nội Báo Lao Động lên đường đi tìm lời giải.
Kỳ 1: Ngộp thở trong bão bụi
Hồi chuông cảnh báo về vấn nạn bụi tại HN đã được gióng lên quá nhiều và từ rất lâu. Nhưng đến nay, giặc bụi vẫn tung hoành, thậm chí gia tăng trầm trọng; người dân vẫn phải từng ngày sống chung với bụi và từng giờ oằn mình chống bụi.
Mắc màn ăn cơm
Chuyện bi hài trên đang xảy ra như cơm bữa tại nhà bà Nguyễn Thị Lân - ngụ tại ngã tư Canh (Vân Canh, huyện Hoài Đức). Bà bức xúc cho biết: "Tình trạng bụi xuất hiện từ gần chục năm nay, nhưng kinh khủng hơn cả là độ hai năm trở lại đây.
Hệ lụy của nó thì nhãn tiền: Tôi bị bệnh ho kinh niên, nhà tôi thì viêm mũi mạn tính. Mọi người xung quanh chống bụi bằng cách phun nước, đóng cửa; còn nhà tôi bán hàng tạp hoá, bận suốt ngày nên chỉ còn cách trùm mền lên đồ đạc, hàng hoá. Còn tới giờ ăn cơm là phải mắc màn để bụi không phủ vào thức ăn".
Cũng theo bà Lân, đã từ mấy năm nay, vợ chồng bà phải sống chung cùng chiếc khẩu trang. Thậm chí lúc đi ngủ - bà cũng không dám gỡ khẩu trang ra. Những vật dụng trong nhà bà, cứ lau xong là bụi lại phủ trắng.
Bà Đàm Thị Quỳ kế bên nhà bà Lân, năm nay đã 67 tuổi, cũng than trời: "tôi sống tại đây 50 năm rồi mà chưa bao giờ phải chịu đựng cảnh khổ sở như thế này. Cảnh bốn bề bụi bẩn bủa vây như với các hộ dân mặt đường 70 này, ăn cái gì cũng phải thật nhanh và núp vào chỗ kín để tránh... bụi".
Tại ngã tư Trôi (huyện Hoài Đức), bụi bẩn từ quốc lộ 32 cũng đang khiến sinh hoạt của nhiều hộ dân bị đảo lộn. Bà Tâm - một người dân - tố khổ: "Hễ cứ xe qua là bụi lại cuốn mù mịt, đặc hơn cả sương mù. Chúng tôi đối phó bằng cách phun nước, nhưng hễ ráo đường lại bụi. Người dân sống hai bên đường và cả người tham gia giao thông cùng chịu khổ.
Tôi từng chứng kiến những trường hợp vì bụi quá, người đi xe máy không nhìn thấy đường, tránh ôtô bị sập vào ổ voi hay va vào đụn đất khủng long giữa đường, bị ngã". Những câu chuyện sống chung với bụi tương tự cũng diễn ra tại nhiều điểm nóng, như đường Lạc Long Quân, Khuất Duy Tiến, Lương Thế Vinh, Phạm Văn Đồng, Tây Tựu...
Tại xã Tây Tựu (huyện Từ Liêm), tình trạng bụi tấn công nhà dân đã trở thành nỗi bức xúc từ khoảng gần 3 năm nay. Bức xúc đến mức, quá tam ba bận các hộ dân trong xã phải hò nhau ra đường chặn xe tải không cho lưu thông nhằm xoá sổ bụi. Thế nhưng, cảnh bụi cuốn mù mịt vẫn là chuyện thường ngày trong xã. Người dân quá ngán ngẩm. Họ chỉ còn biết tìm cách chống chọi với bụi, nhưng dường như không biện pháp nào khả thi.
Bụi vẫn phả táp vào nhà, bám két lên đồ dùng, phủ trắng cây xanh. Một sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội kể một câu chuyện bi hài của chính mình: "Em ở Cầu Giấy, đi học bằng xe đạp theo đường 32, qua Diễn, Nhổn, rồi vào Tây Tựu học ở cơ sở II, đúng tới nơi thì chiếc áo trắng trên người chuyển màu cháo lòng!". Cô sinh viên này so sánh, đi học mà như lao vào tâm bão bụi!
Ninja ra đường
Cố thủ trong nhà tránh bụi đã khổ, ra đường đương đầu trực tiếp với bụi lại càng khổ. Danh xưng cung đường khổ ải bậc nhất thủ đô có lẽ được dành riêng cho tuyến Láng - Hoà Lạc. Hình ảnh tuyến đường thay đổi tuỳ thuộc thời tiết, hễ mưa là sình lầy, nắng là bụi.
Nửa giờ đồng hồ trên tuyến đường này (từ 08h30 - 09h00 ngày 24/4) thuộc địa phận xã Mễ Trì, ngay gần Trung tâm Hội nghị quốc gia, PV ghi nhận được màn sương mù bụi bặm đặc quánh giăng mắc liên hồi. Hàng trăm lượt xe tải, ôtô qua lại trong nửa giờ đồng hồ cuốn tung đất bụi vào không khí theo mỗi bánh xe. Và hàng nghìn lượt xe máy lưu thông ra dường như trở thành những nạn nhân phải... chịu trận.
Đi thật nhanh với những bộ trang phục kín mít như ninja là các cách đối phó của người dân khi thường xuyên phải qua cung đường khổ ải.
Anh Nguyễn Hoàng Tiến - ở An Khánh, Hoài Đức, làm trong một văn phòng luật trên đường Trần Duy Hưng - cho biết: "Chỉ có trang phục "ninja" mới đảm bảo cho tôi đến văn phòng một cách sạch sẽ và an toàn".
Các sạp hàng kính, khẩu trang giữa vùng bão bụi dường như bán chạy hàng. Một người phụ nữ tên Nữ có sạp hàng bán kính ven đường nói: "Có ngày, tôi bán được cả vài chục chiếc khẩu trang, 20 cặp kính mà mua nhiều là những người đi từ Láng xuôi Hoà Lạc.
Cả quãng đường dài bụi bặm bủa vây thế mà cứ người không thì đi hết con đường không bị đau mắt thì cũng viêm xoang". Chầu chực hàng ngày bên lề đường, bà Nữ cũng phải sắm cho mình bộ phục trang trùm kín ngày nào cũng bạc phếch vì có bám một lớp bụi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…