Môi trường » Không khí
Đến làng nghề hít khói bụi
(23:52:00 PM 17/06/2011)
Môi trường làng Tráp Cầu (Thường Tín, Hà Tây) đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi chính nghề làm chăn, ga, gối, đệm của làng nghề này. Thu nhập cao từ hàng chục nghìn chăn ga các loại xuất xưởng hàng năm liệu có bù đắp được sức khỏe dân làng và cảnh quan làng nghề do môi trường ô nhiễm?
Nghẹt thở vì bụi
Vừa đến đầu làng Tráp Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Tây, tôi đã thấy một chiếc ôtô tải trọng lớn chất đầy bao tải đỗ xịch trước mặt. Các trai tráng trong làng nhanh nhẹn bốc dỡ “hàng” xuống xếp vào xe ba bánh để chở vào trong làng. Hỏi dân quanh vùng thì được biết, đó là hàng tấn vải vụn được mua với giá rẻ từ các công ty may đem về đổ cho các cơ sở sản xuất.
Theo chiếc xe ba bánh đi tiếp vào làng, tôi ngạt thở vì mùi cháy khét lẹt từ một đám cháy trải dài bên vệ đường. Người ta đang đốt rác. Rác nơi đây hầu hết là vải vụn. Công việc này dường như được làm rất thường xuyên, lớp tro dưới đám cháy dày đặc.
Khẩu trang tôi đeo cũng vô tác dụng. Mùi vải cháy khét lẹt xộc thẳng vào mũi. Từ đầu làng đến cuối làng, những đống vải được chất đầy bên đường. Con đường bê-tông trở nên lem nhem đầy vải vụn vương vãi.
Dừng xe ở một cơ sở sản xuất nhỏ cuối làng, tôi hỏi thì được biết, sau khi vải phế liệu mua từ các nhà máy đem về sẽ được phân ra thành từng loại như: vải cotton, nilon, len... để làm chăn, gối, còn các mảnh nhựa, ghim sắt, cao su và vải không dùng được thì đem đổ. Một bác chừng 40 tuổi cho biết: “Ngồi nhặt vải như thế này còn đỡ chứ cào bông thì bụi lắm”.
Chính vụ làm chăn vào tháng 10, 11 hằng năm. Vào tiết cuối tháng 5 này, phần nhiều dân làng nghề chỉ nhặt vải và may vỏ gối, chỉ có vài hộ đang làm ruột chăn. Đúng như lời bác trung tuổi đã nói, chỉ ở cạnh hộ đang làm ruột chăn vài phút tôi đã nghẹt thở vì bụi bông và inh tai nhức óc với tiếng máy kéo bông, tiếng xe công nông chở hàng.
Dân làng đã quen với môi trường thế này. Công cụ bảo của họ qua lớp lớp bụi bông là một chiếc khẩu trang bằng vải mỏng. Trên mái xưởng làm ruột chăn, từng lớp bụi bông bay bám dày, bụi bông còn bám quanh nhà ở, đồ sản xuất và đồ sinh hoạt của các hộ dân. Bác Hòa chủ một cơ sở sản xuất nói: “Làm nghề này thì phải chịu thôi, thường đến hết vụ làm chăn chúng tôi mới quét dọn một lần”.
Môi trường ở Tráp Cầu bị ô nhiễm trầm trọng. Ảnh: ANTĐ
Dân vô ý thức, chính quyền bất lực
Ông Nguyễn Đoàn Thăng, Trưởng thôn, cho biết: “Việc kéo vải thành bông cũng gây bụi bẩn, song việc phân loại vải vụn, phế liệu mới là nguyên nhân chính gây ô nhiễm. Một tấn vải vụn sau khi sơ chế, chọn lọc có khi chỉ thu được 5-6 tạ nguyên liệu, còn lại là ghim sắt, mảnh cao su, nhựa, gỗ... "
Cũng theo ông Thăng, có cơ sở sản xuất tiêu thụ gần một tấn nguyên liệu một ngày. Mỗi tấn thu được 5-6 tạ nguyên liệu, còn lại 4-5 tạ phế liệu. Như vậy hàng năm lượng rác phế liệu của mỗi cơ sở có thể lên tới gần hai chục tấn, chưa kể lượng rác trong sinh hoạt hàng ngày. Xã Tiền Phong có tới hơn 80 phần trăm hộ dân tham gia sản xuất với hơn 200 xưởng. Lượng rác nhiều như vậy nên thôn đã cho đào một cái ao rộng năm sào để đổ rác, nếu đầy thì lấp thành sân và đào bãi khác. Chính quyền có yêu cầu bà con đổ rác đúng nơi quy định. Nhưng chỉ có một số hộ đem rác đổ đúng chỗ và có chăng cũng chỉ được một vài lần vì họ cho rằng mất thời gian, nhiêu khê. Chính vì vậy bãi đổ rác chẳng bao giờ đầy.
“Đội dọn vệ sinh của thôn cũng đã thành lập. Phí vệ sinh trước kia chúng tôi thu 5.000đ/tháng/hộ sau tăng lên 7.000đ/tháng/hộ. Nhưng lượng rác quá nhiều, làm một thời gian họ cũng bỏ” – ông Thăng ngán ngẩm – “Việc xử lý vi phạm với những hộ đổ rác bừa bãi cũng gặp nhiều khó khăn. Cấm đổ rác ở đầu làng thì họ mang rác ra các bờ ruộng quanh làng, thậm chí đổ cả xuống sông Nhuệ”.
Trưởng Công an xã Tiền Phong Nguyễn Văn Tạc rất quan tâm tới việc xử lý rác thải của thôn Tráp Cầu. Ông Tạc cho biết cùng với khu công nghiệp làng nghề sơn mài xã Duyên Thái và xã Ninh Sở, Tráp Cầu là một trong ba điểm công nghiệp được UBND huyện quy hoạch nhằm mở rộng sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm, có diện tích hơn 7 ha, trong đó chú trọng đến việc phòng chống cháy nổ, khu trồng cây xanh, đặc biệt là hệ thống xử lý rác thải.
Dự án khu công nghiệp đã có từ năm 2005, khu CN Ninh Sở đã xây xong, khu CN Duyên Thái dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10 tới, còn khu CN làng Tráp Cầu cho đến nay vẫn còn nằm trên giấy.
(Theo ANTĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…