»

Chủ nhật, 24/11/2024, 06:56:04 AM (GMT+7)

Đẩy qua đẩy lại cái mùi hôi

(23:48:13 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Bãi rác Đa Phước (TPHCM) dù sử dụng công nghệ xử lý hiện đại nhất hiện nay nhưng dân sống xung quanh vẫn phải chịu đựng mùi hôi thối hằng ngày. Điều bất ngờ là, chủ bãi rác và đơn vị quản lý đều khẳng định mùi hôi đó không phải của mình.

Bãi rác Đa Phước (TPHCM) dù sử dụng công nghệ xử lý hiện đại nhất hiện nay nhưng dân sống xung quanh vẫn phải chịu đựng mùi hôi thối hằng ngày. Điều bất ngờ là, chủ bãi rác và đơn vị quản lý đều khẳng định mùi hôi đó không phải của mình.

 

Choáng vì hôi, mệt với ruồi  

 

Ngày 13/5, anh K., nhân viên Nghĩa trang Đa Phước (nằm sát bãi rác Đa Phước) cho biết: “Tui làm ở đây được ba năm rồi. Khi bãi rác này mới đi vào hoạt động (tháng 11/2007) là anh em đều choáng vì mùi hôi từ trong đó bay ra. Đến nay mới quen được nhưng nhiều lúc yếu trong người cũng không chịu nổi”.  

 

Anh còn than thở: “Căng tin của nghĩa trang có lớp lưới chắn nhưng cũng chẳng ngăn được ruồi. Đến bữa ăn, anh em đành đuổi ruồi ra hết rồi đóng cửa kính lại mới bắt đầu dọn thức ăn. Vậy mà được một lát tụi ruồi cũng len lỏi qua các khe hở mà vào. Tụi tui phải vừa ăn vừa quạt rất mệt mỏi”.

 

Chị Trần Thị Hoa, một người dân ngụ tại xã Đa Phước (Bình Chánh) đến nghĩa trang viếng mộ cũng góp chuyện: “Nhà tui cách bãi rác hơn cả cây số mà chừng chiều tối, khi có gió lớn cũng nghe thoảng mùi hôi. Khi về tối thì mùi hôi càng nặng hơn”.




Bãi rác Đa Phước

 

Chuyện bãi rác Đa Phước bốc mùi hôi thối đã trở thành câu chuyện hàng ngày của người dân Đa Phước. Ngay khi bãi rác mới đưa vào vận hành, bà con đã nhiều lần phản ảnh lên các cơ quan chức năng. 

 

HĐND TPHCM cũng đã từng khuyến nghị Sở Tài nguyên Môi trường (đơn vị quản lý) và Công ty Việt Nam Waste Solution (VWS, công ty 100 phần trăm vốn nước ngoài - đơn vị đầu tư, vận hành bãi rác) phải xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay nó vẫn chưa có gì thay đổi.  

 

Mùi hôi của ai

 

Trong buổi giám sát sáng ngày 13/5 của Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, TS Trần Du Lịch, trưởng đoàn giám sát, cũng đưa vấn đề này ra chất vấn phía Công ty VWS. Bà Huỳnh Thị Lan Phương, Phó Tổng Giám đốc VWS, cho rằng: do các xe vận chuyển rác dọc đường vào bãi đã để rơi vãi nước rỉ rác nên bốc mùi hôi ra xung quanh. Các xe này là của Công ty Môi trường Đô thị chứ VWS không quản được.  

 

Nhưng chiều ngày 13/5, trả lời Đoàn giám sát, ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TNMT, “đẩy” lại cho VWS: “Cái đó không thể đổ hết cho xe chở rác. Vì các xe này của Công ty Môi trường Đô thị và các Công ty Dịch vụ công ích đều tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Các đơn vị này có lực lượng giám sát nên các tài xế cũng không dám làm ẩu. Tất nhiên là tình trạng để rơi vãi nước rỉ rác cũng có nhưng chỉ là cá biệt chứ không nhiều”.

 

Bà Phương khẳng định chắc nịch là bãi rác của mình được xử lý bằng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, qua sáu tầng lọc, nước rỉ rác được xử lý đến mức có thể dùng cho sinh hoạt được… Khi rác đưa vào bãi đều được xịt một lớp hóa chất để ngăn mùi, khi rác đầy thì được bọc lại bằng nhiều lớp vải nhựa để xử lý yếm khí nên khó mà gây nên mùi hôi đến thế.  

 

Nhưng anh K., nhân viên nghĩa trang Đa Phước, cho hay: “Không biết sao có đoàn kiểm tra đến thì đột nhiên bớt hôi đi. Chứ anh mà đến vào mấy hôm trước thì đố mà chịu nổi”. Do đó, cũng không thể loại trừ khả năng bãi rác tiết kiệm chi phí, bớt xén công đoạn phun hóa chất ngăn mùi.

 

Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát hồ xử lý nước rỉ rác

 

Cũng trong buổi giám sát, bà Phượng tuy không trực tiếp thừa nhận là bãi rác của mình hôi, nhưng bà cũng “bóng gió” là trong các bãi rác hiện có tại TPHCM thì bãi của mình là… ít hôi nhất. Và bà cho là vấn đề sẽ được giải quyết khi có hệ thống cây xanh dày 300m bao quanh khuôn viên bãi rác như thiết kế, mà việc này thì thành phố chưa chịu làm.  

 

Chấp nhận tốn kém nếu có hiệu quả  

 

Trong buổi họp này, bà Phương cũng thông báo một tin khá phiền phức cho thành phố: bãi rác chỉ có thể hoạt động thêm ba năm nữa nếu nhà nước không giao hết đất như đã cam kết cho VWS. Theo bà thì dự án rộng 128 ha, nhưng hiện tại VWS chỉ mới nhận 73 ha, còn 55 ha đã trễ hẹn 3 năm rồi và chưa biết khi nào có.  

 

Về việc này, ông Phước hứa chắc với Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM là tháng 6/2009 sẽ giao đất này cho VWS. Còn về vấn đề làm hệ thống cây xanh xung quanh bãi rác, ông Phước cho là hơi khó. Vì để làm được điều này cần một diện tích đến 300ha, mà công tác giải phóng mặt bằng thì rất khó khăn vì người dân so kè về giá, và trách nhiệm chính là ở UBND huyện Bình Chánh.  

 

GS Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, đề xuất: “Khu vực lân cận bãi rác đều làm nông nghiệp. Nên chăng là khuyến khích người dân trồng rừng thay vì giải tỏa. Vì bãi rác cũng chỉ khai thác trong 23 năm. Làm cách này vừa ít tốn tiền, dân lại không mất đất”.  

 

Ngoài ra, các đại biểu như TS Trần Du Lịch, GS Nguyễn Ngọc Trân đều cho rằng, việc xử lý rác tại một thành phố lớn như TPHCM là rất cần thiết, tốn kém thì chịu, nhưng cần xem lại hiệu quả kinh tế của nó. 

 

GS Trân cho là: “Có quá ưu đãi không khi vừa giao đất sạch cho họ, khi họ xử lý ta phải trả 16,4 USD/tấn rác (3.000 tấn/ngày, vị chi gần 50.000 USD/ngày), khi họ thu được điện từ rác ta phải bỏ tiền ra mua. Khi đóng bãi rác thì họ lại được khai thác diện tích đất này làm khu giải trí, sân golf thêm gần 30 năm nữa…”.  

 

TS Trần Du Lịch kết luận: “Xã hội hóa công tác này thì tôi rất hoan nghênh nhưng không phải vì thế mà vai trò quản lý nhẹ đi. Chúng ta phải thay đổi cả cách thức và nội dung quản lý cho hiệu quả hơn”.   

 

Về mùi hôi thì các đại biểu cho là chấp nhận được vì đến nay vẫn chưa có công nghệ nào xử lý được hoàn toàn. Tuy nhiên, phải giám sát chặt chẽ để hạn chế mùi hôi càng ít càng tốt.

 

(Theo Dân Trí)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đẩy qua đẩy lại cái mùi hôi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI