Môi trường » Không khí
Dân khổ vì nhà máy gây ô nhiễm
(23:50:52 PM 17/06/2011)
Gần 10 năm nay nhân dân phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh hằng ngày bị tra tấn bởi bụi, khói và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Bức tường chống ô nhiễm từ nhà máy không thể nào ngăn chặn mùi hôi thối
Sống chung với ô nhiễm
Theo đơn thư phản ánh của một số bà con, chúng tôi tìm về phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh. Một mùi hăng hắc, hôi hôi hết sức khó chịu xộc vào mũi, khiến chúng tôi hắt hơi liên tục. Thế nhưng điều đó dường như đã trở nên quá quen thuộc đối với dân nơi đây.
Cả phường có 10 xóm thì hết 9 xóm phải chịu cảnh ô nhiễm, trong đó nặng nề nhất là các xóm 4, 5, 6, 7. Cả bốn xóm này bao quanh nhà máy theo hình
Bà Trần Thị Hường, một người sống gần nhà máy, chỉ cho chúng tôi bể nước dùng để sinh hoạt của gia đình, mặc dù được chùi rửa đều đặn hằng tuần nhưng chỉ ít ngày sau đó lại bị khói từ nhà máy nhuộm đen ngòm và phải xả để bơm thứ khác.
Quần áo phơi ngoài trời chỉ qua vài giờ đều chuyển thành màu đen, còn bàn ghế lau buổi sáng thì buổi trưa bụi đã bám dày.
Sinh hoạt đã khó khăn, bệnh tật lại còn hoành hành. Tất cả các hộ gia đình ở phường Đại Nài đều bị ảnh hưởng sức khỏe do ô nhiễm. Tại các xóm 5, 6, 7 hầu như nhà nào cũng có người mắc các chứng bệnh như viêm xoang, viêm phổi, khó thở... Điều đáng nói là số người bị ung thư ở đây cũng chiếm tỉ lệ khá cao.
Trong năm năm trở lại đây, xóm 5 có sáu người chết đều do ung thư phổi. Đáng thương nhất là trường hợp gia đình bà Dương Thị Hường, cả chồng và con trai bà đều chết vì ung thư.
Cháu Nguyễn Thị Phương Anh chỉ mới hơn 1 tuổi nhưng hiện đang phải nằm viện gần 20 ngày mà chưa khỏi. Các bác sĩ cho biết cháu bị sưng phổi do hít phải nhiều khí độc.
Khổ đến bao giờ
Không chịu nổi ô nhiễm, dân trong phường đã nhiều lần kiến nghị lên phường và ban giám đốc nhà máy nhưng mọi việc không chuyển biến. Dường như quá phiền phức từ tiếng kêu của người dân xung quanh nên Công ty Hà Vinh đã có biện pháp xây tường ngăn không cho khói bụi tràn sang khu dân cư.
Chúng tôi được ông Nguyễn Xuân Minh, một cư dân xóm 5, dẫn đi xem bức tường. Đó là một bức tường gạch được xây cao chừng 2,5 m dài gần 20 m.
Làm sao một bức tường như vậy có thể ngăn được một lượng khói bụi khổng lồ mà nhà máy thải ra. Theo một số người dân, trước đây ống khói nhà máy cao nên khói tràn sang ít nhưng kể từ khi ống khói bị rò rỉ và gãy chỉ còn chừng 20 m, mỗi khi gió từ sông Phủ thổi vào, toàn bộ phường Đại Nài bị bao vây mịt mù bởi bụi và khói. Gió còn mang theo mùi hôi từ rác thải của nhà máy vào tra tấn người dân xung quanh.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Nài, cho biết phường đã tiếp xúc cử tri nghe phản ánh và sau đó thành lập tổ công tác xuống làm việc với nhà máy từ năm 2004. Sau khi kiểm tra, tổ đã phát hiện nhà máy không có chỗ xử lý rác thải, phường đã tiến hành lập biên bản nhưng rồi đâu lại vào đó. Có lẽ đành phải chờ các cấp trên về làm việc.
(Theo Người Lao Động)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…