Môi trường » Không khí
Chấm dứt hoàn toàn phát thải carbon tới năm 2050
(23:49:21 PM 17/06/2011)
Để tránh các tác động khủng khiếp của biến đổi khí hậu, phát thải carbon thế giới sẽ phải giảm xuống gần con số không tới năm 2050 và chấm dứt hẳn sau đó, Việt Điều tra Thế giới (Worldwatch) thông báo hôm Thứ Ba (13/1).
Đây là sự cắt giảm triệt để hơn được kêu gọi bởi các chuyên gia khí hậu và các nhà hoạch định chính sách, bao gồm tổng thống đắc cử Barack Obama, người ủng hộ việc cắt giảm 80 phần trăm phát thải khí carbon của Mỹ tới giữa thế kỷ.
Hạn chế phát thải carbon nhằm ngăn cản nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn thời Cách mạng Công nghiệp hai độ C – nhưng một học giả của Viện Worldwatch nói thậm chí điều này quá nguy hiểm.
“Ấm nóng toàn cầu cần phải giảm từ mức đỉnh xuống một độ C càng nhanh càng tốt”, đồng tác gải William Hare nói tại một cuộc họp về báo cáo “Tình trạng Thế giới 2009”.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,8 độ C từ năm 1850, vì vậy sự cắt giảm quyết liệt khí carbon dioxide gây ấm nóng toàn cầu là điều cần thiết, theo Hare, đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam ở Đức.
Hare nói phát thải khí nhà kính toàn cầu sẽ cần giảm tối đa tới năm 2020 và giảm 85 phần trăm dưới mức năm 1990 tới năm 2050, và tiếp tục giảm sau đó. Ống nói phát thải carbon dioxide sẽ phải chấm dứt hoàn toàn, với sự hấp thụ nhiều hơn là phát thải trong nửa sau thế kỷ này.
Gánh nặng phát thải khí nhà kính sẽ đặt nặng lên các nước giàu hơn nước nghèo, Hare nói, với các nước công nghiệp giảm phát thải 90 phần trăm tới năm 2050, cho phép các nước đang phát triển phát triển kinh tế và phát triển các công nghệ mới giảm ấm nóng.
2009 - một năm nòng cốt?
Với những thay đổi lớn đó, thế giới có thể đối mặt với sự tăng thêm gần 1 độ C vì tác động của phát thải khí nhà kính trong quá khứ tác động lên nhiệt độ bề mặt trái đất, theo báo cáo.
Năm nay có thể là một năm nòng cốt trong phong trào đối phó với biến đổi khí hậu, đồng tác giả Robert Engelman, đồng tác gải của báo cáo, nói. Và, “các nhà khoa học chắc chắn và quan tân hơn, công chúng cam kết hơn trước kia, một tổng thống Mỹ mới lần đầu tiên mang tới cho Nhà Trắng một cam kết cứng rắn cắt giảm phát thải lượng khí nhà kính to lớn của quốc gia vào khí quyển.
Engelman cũng lưu ý hạn chót của năm nay cho một hiệp định toàn cầu tạo lập một hiệp định thay thế Nghị định thư Kyoto về cắt giảm carbon. Hiệp định sẽ được ký kết vào Tháng 12/2009 tại hội nghị Khí hậu ở Copenhagen (Đan Mạch).
Engelman nói hội nghị Copenhagen có thể đưa ra một “kiến trúc tài chính mới” ngăn chặn phát thải khí nhà kính và thưởng cho những hành động có thể mang những phát thải đó ra khỏi khí quyển.
Những biện pháp cắt giảm phát thải carbon có thể là cơ chế buôn bán và cắt giảm carbon hay thuế carbon, ông nói, và có thể bao gồm “những điều khoản tốt nhất về thương mại, đầu tư và tín dụng” cho các nước chuyển sang nền kinh tế ít carbon.
“Tuy nhiên, hoá ra, chúng ta sẽ có thời gian quý giá và đóng góp rõ ràng vào quản lý an toàn khí hậu do con người gây ra”, Engelman nói, “Nguy hiểm không chỉ đối với tự nhiên như chúng ta đã biết, mà còn đối với sự sống còn của nhân loại. Đó sẽ là một năm thực thự thú vị”.
Bình luận về báo cáo, nhà hoá học môi trường Stephen Lincoln tại đại học Adalaide ở Úc nói trong một bài phát biểu: “Thông điệp mạnh mẽ nhất từ báo cáo Tình trạng Thế giới năm 2009 là nếu thế giới không hành động sớm và có biện pháp đầy đủ, tác động của biến đổi khí hậu có thể cực kỳ tai hại và vượt quá khả năng thích ứng của chúng ta.
Viện Worldwatch có trụ sở ở Washington là một tổ chức nghiên cứu độc lập.
Thu Hương (theo Reuters)
..........................................................
Để xem bản gốc tiếng Anh, vào: http://www.vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=34&cate2=143&msgId=12026&lang=1
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
-
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
-
Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
-
Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
-
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
-
Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
-
Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
-
Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
-
Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
.jpg)