Môi trường » Không khí
Cần đảm bảo môi trường làm việc tại các trạm đăng kiểm
(23:48:09 PM 17/06/2011)
Kể từ khi các trung tâm đăng kiểm kiểm tra bắt buộc khí thải của xe đang lưu hành, nơi đây trở thành trung tâm khói, bụi, ô nhiễm và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp đối với đăng kiểm viên là rất cao. Đăng kiểm viên lắp thiết bị đo khí thải vào ống khói
Sáng 19/5, chúng tôi có mặt tại Trung tâm đăng kiểm 29 - 02S (Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội), trong bối cảnh nhà kiểm tra xe đang sửa chữa, nền nhà ngổn ngang vôi cát, tiếng máy, khói bụi càng làm môi trường làm việc thêm ô nhiễm. Khi các đăng kiểm viên đạp ga cực đại để kiểm tra khí thải cho xe ô tô BKS 29U -4014, làn khói đen mù mịt phả ra và thổi bụi từ nền đất bốc lên khiến chúng tôi dù đứng khá xa cũng thấy ngột ngạt.
Tại đây, khu vực kiểm tra xe khá chật lại không có hệ thống hút gió, mái lợp bằng tôn nên tiếng ồn rất lớn. Mỗi khi kiểm tra xe, vài phút sau khói mới tan loãng. Một ngày, trung tâm kiểm định từ 30 tới 50 lượt xe và mỗi lượt kiểm tra từ 15 tới 20 phút. Như vậy, mật độ tiếp xúc của đăng kiểm viên với khói bụi, khí độc là rất cao. Mặc dù được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ, vệ sinh cá nhân nhưng nếu làm việc lâu dài trong môi trường như vậy cũng khó tránh khỏi các bệnh nghề nghiệp.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết cả trung tâm có sáu đăng kiểm viên làm việc từ năm 1995 tới nay, trong đó có người cao tuổi nhất là bác Nguyễn Huy Ngang, thương binh trong chiến tranh chống Mỹ (sinh năm 1952).
Bác Ngang cho biết: “Các bệnh nghề nghiệp nghiêm trọng thì ở đây chưa ai mắc phải nhưng chúng tôi tiếp xúc nhiều với tiếng ồn nên ai cũng nói to. Đôi khi khách hàng không hiểu còn tưởng đăng kiểm viên quát, cáu gắt với họ”.
Tình trạng ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn không chỉ diễn ra ở Trung tâm 29-02 S mà còn phổ biến ở các trung tâm như 29-01V, 29-01S, các trung tâm đăng kiểm ở địa phương... Tại Trung tâm 29-03V (Láng Thượng, Hà Nội), Giám đốc Nguyễn Đức Thịnh cho biết: “Các đăng kiểm viên phải làm việc trong điều kiện khá vất vả.
Do diện tích nhà xưởng chật hẹp, không có hệ thống thông gió, hút bụi, giảm tiếng ồn nên tạm thời anh em vẫn phải cố gắng vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ để bớt bụi. Chúng tôi phải đưa xe kiểm tra khí thải ra phía ngoài để khí xả tan nhanh vào không khí”.
Anh Thịnh khẳng định tới đây sẽ cải tạo văn phòng nhà xưởng, lắp thêm trang thiết bị để tạo môi trường làm việc đảm bảo hơn cho đăng kiểm viên.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại những trung tâm đã lắp đặt hệ thống thông gió, bố trí dây chuyền và vị trí kiểm tra khí thải hợp lý, dù lượng khí thải xả ra rất lớn nhưng môi trường trong nhà kiểm tra không bức bối và ô nhiễm như tại các nơi khác. Tại Trung tâm 29-03S (bãi đỗ xe Ngọc Khánh, Hà Nội), do có các quạt thông gió đủ mạnh, hệ thống hút khí thải ra bên ngoài được lắp đặt hợp lý, nên khách hàng đều cảm nhận được sự thông thoáng, sạch sẽ.
Khi được hỏi, các đăng kiểm viên tại đầy đều tỏ ra hài lòng về môi trường làm việc ở trung tâm, không khí làm việc rất mau lẹ và khẩn trương. Tâm lý của lái chủ xe khi tới đăng kiểm xe cũng thoải mái hơn rất nhiều.
Anh Trần Sơn Hà, nhà ở Hào Nam cho biết: “Mang xe đến trạm kiểm định, thấy nhà cửa khang trang, không khí sạch sẽ tôi cũng ý thức được trách nhiệm của mình hơn trong việc giữ gìn xe không phả khói mù mịt ra đường. Nếu nơi kiểm tra lúi xùi, ô nhiễm thì sao giáo dục được ý thức của công dân”.
Thực tế cho thấy, hiện nay đa phần các trung tâm đăng kiểm mới chỉ trang bị các quạt cây cỡ to để thổi gió, bụi từ bên trong ra ngoài trạm. Đây là biện pháp thô sơ, đơn giản và không đáp ứng được yêu cầu làm sạch và đối lưu không khí trong nhà kiểm tra. Nhiều trung tâm dùng nhà xưởng đi thuê, tạm bợ hoặc nhiều năm không đầu tư, cải tạo khiến môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên không được đảm bảo.
Kể từ hơn một năm nay khi tất cả ô tô đang lưu hành phải kiểm tra khí thải trong tình trạng không tải và ga cực đại, tình trạng ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn càng trở nên trầm trọng tại các trung tâm. Nếu Cục Đăng kiểm, các cơ quan chức năng không kiểm tra, yêu cầu nhanh chóng lắp đặt các thiết bị cần thiết và bố trí vị trí kiểm tra phù hợp, các đăng kiểm viên - những người gác cửa về ô nhiễm môi trường lại là nạn nhân đầu tiên của chính các khí độc hại như CO2, SO2, NO3, chì, hydrocacbon...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Vì sao dơi sống được khi mang nhiều virus trong mình?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…